Tên lửa ‘quỷ sa tăng’ của Nga khai hỏa từ lòng đất
Với khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân, tầm bay đạt 11.000 – 16.000km tùy trọng lượng đầu đạn, khả năng sử dụng lên tới 25 năm khiến tên lửa liên lục địa Voyevoda của Nga được phương Tây mệnh danh là “quỷ sa tăng”.
>>Giấc mơ siêu tên lửa Bulava của Nga thành hiện thực
>>Nga tiến hành thử nghiệm lần cuối ‘siêu tên lửa’ Bulava
Tên lửa Voyevoda được nghiên cứu và phát triển trong những năm 1970 và chính thức được đưa vào biên chế quân đội Nga năm 1988. Loại tên lửa này có rất nhiều biến thể nhằm hoàn thiện khả năng tấn công, tránh bị bắn hạ cũng như trang bị thêm cơ số đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa R-36М2 Voyevoda. |
Hiện tại, quân đội Nga vẫn đang biên chế biến thể R-36М2 Voyevoda, với khả năng mang số đầu đạn có trọng lượng tối đa lên tới 8.730kg. Đầu đạn hạt nhân trang bị cho loại tên lửa này cũng được thiết kế với nhiều chủng loại mà sức công phá khủng khiếp nhất tương đương 25MT (1MT tương đương sức nổ của 1 triệu tấn thuốc nổ TNT). Hiện tại, mỗi tên lửa R-36М2 Voyevoda được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân có sức nổ tương đương 0,75MT mỗi chiếc.
Được đưa vào biên chế cách đây 24 năm, tên lửa Voyevoda của quân đội Nga đều đã gần hết hạn sử dụng. Hiện tại, loại tên lửa này sắp sửa được thay thế bằng những tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 5 để đảm bảo an toàn và sự cân bằng đối trọng hạt nhân. Trên thực tế, nhiên liệu sử dụng cho những loại tên lửa đạn đạo tầm xa đều có tính ăn mòn rất cao nên thời hạn sử dụng của Voyevoda được đánh giá là kỉ lục.
Đối với những tên lửa Voyevoda không còn đảm bảo để trực chiến, chúng sẽ không bị phá hủy mà thay vào đó là được biến đổi để phục vụ mục đích dân sự. Thành công trong việc phóng hàng chục vệ tinh lên quỹ đạo từ những tên lửa được biến đổi đã cho thấy độ bền lí tưởng của loại tên lửa này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn Voyevoda được phóng từ hầm ngầm dưới lòng đất. Được thiết kế đặc biệt, loại hầm phóng này giúp Voyevoda trở thành bất khả xâm phạm bởi khả năng chống chấn động, chống phóng xạ và gây nhiễu từ vũ khí của đối phương. |
Hệ thống đẩy của hầm phóng sẽ đưa tên lửa ra khỏi nơi cố định theo phương thẳng đứng. |
Tên lửa sẽ được đưa lên gần như hoàn toàn khỏi mặt đất trước khi các động cơ đẩy hoạt động. |
Khi ra khỏi hầm, hệ thống đẩy của tên lửa sẽ tự động được kích hoạt. |
Nhiên liệu rắn được chứa đầy trong hai phần của tên lửa sẽ đưa nó vượt qua khoảng cách hơn 10.000km để bắn hạ mục tiêu. |
Tên lửa có tổng trọng lượng lên tới 40 tấn sẽ lao đi với tốc độ cực nhanh, đủ giúp nó tránh khỏi tầm bắn hạ của các hệ thống phòng thủ tên lửa dưới mặt đất. |
Hồng Duy
Theo Infonet.vn