Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga bị công kích tới tấp tại LHQ vì vụ bắn rơi máy bay MH17

Nga vừa bác bỏ lời kêu gọi nhận trách nhiệm cho vụ bắn rơi máy bay MH17 tại Ukraine từ các thành viên Hội đồng Bảo an sau màn tranh cãi nảy lửa.

Theo AFP, cuộc họp hôm 29/5 tại Hội đồng Bảo an về vấn đề Ukraine một lần nữa trở thành vũ đài tranh cãi giữa các nước quanh vấn đề máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi. Với quyền phủ quyết, Nga đã ngăn chặn nghị quyết yêu cầu Moscow nhận trách nhiệm cho vụ việc.

Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok yêu cầu Nga chấp nhận kết quả điều tra của Nhóm Điều tra Liên hợp (JIT) và phối hợp với các bên liên quan tiến hành điều tra hình sự và đàm phán bồi thường thiệt hại. Trước đó, cả Australia và Hà Lan đã nhiều lần gửi yêu cầu này tới Nga.

Ban roi may bay MH17 anh 1
Mảnh vỡ của tên lửa được cho là đã bắn rơi MH17. Ảnh: Reuters.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley ủng hộ mạnh mẽ lời kêu gọi của Hà Lan và Australia, yêu cầu Nga thừa nhận vai trò trong thảm kịch hàng không tại Ukraine và đưa ra ánh sáng những cá nhân phải chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Klimkin gọi việc bắn rơi máy bay MH17 là hành động khủng bố. Đại diện của Kiev cho biết sẽ nộp hồ sơ tới Tòa án Hình sự quốc tế (ICJ) cho thấy Nga đang vi phạm các thỏa thuận chống khủng bố.

Phản ứng trước các cáo buộc, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia tiếp tục khẳng định lập trường của Moscow bác bỏ kết luận của JIT, nhóm điều tra do Hà Lan đứng đầu.

"Lời lẽ trong tối hậu thư Hà Lan đưa ra là điều không ai được phép nói với Nga. Chúng tôi không thể chấp nhận kết luận vô căn cứ của JIT", ông Nebenzia tuyên bố.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jacek Czaputowicz kêu gọi Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Đông Ukraine cũng như cử phái đoàn đặc biệt tới khu vực này nhằm vãn hồi hòa bình và ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra.

Ban roi may bay MH17 anh 2
Đường bay của MH17 từ khi cất cánh ở Hà Lan (điểm màu xanh) đến khi mất tín hiệu ở gần Donetsk. Đồ họa: Wikimedia Commons.

Chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời miền Đông Ukraine, khu vực do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát, vào tháng 7/2014. Máy bay khi đó đang bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, toàn bộ 298 người trên chuyến bay đã thiệt mạng.

Ngày 24/5, các điều tra viên quốc tế trong vụ rơi máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines lần đầu khẳng định tên lửa BUK được dùng để bắn rơi chiếc phi cơ được vận chuyển từ một lữ đoàn của quân đội Nga. Nhóm Điều tra Liên hợp (JIT) đã đi đến kết luận rằng tên lửa BUK-TELAR bắn rơi MH17 đến từ Lữ đoàn Tên lửa chống máy bay 53, đóng tại vùng Kursk thuộc Nga. Lữ đoàn 53 là một phần của lực lượng vũ trang Nga. 

Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 Lực lượng chống đối chính phủ là những người đầu tiên tới hiện trường MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Cuộc hội thoại giữa họ được xem là bằng chứng về nguyên nhân thảm kịch.

Tổng thống Putin: Tất nhiên là Nga không bắn rơi MH17

Sau Hà Lan và Australia, Mỹ trở thành nước thứ 3 chính thức yêu cầu Nga chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17 trong khi Tổng thống Putin phủ nhận tên lửa Nga bắn hạ phi cơ này.

Hà Lan, Australia yêu cầu Nga chịu trách nhiệm vụ bắn rơi MH17

Hà Lan chính thức lên tiếng yêu cầu chính phủ Nga chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay MH17 ở miền Đông Ukraine vào năm 2014, làm tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.





Duy Anh

Bạn có thể quan tâm