Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

New York - nỗi ám ảnh khôn nguôi về những kẻ khủng bố

Thành phố không chỉ là biểu tượng cho văn hóa, "giấc mơ Mỹ" của hàng triệu người, mà còn là cái đích mà những kẻ cực đoan luôn muốn nhắm đến để khủng bố.

Ngày 11/12, một người đàn ông đeo thiết bị nổ đã gây ra vụ đánh bom ở đường hầm tàu điện ngầm ở New York, ngay gần Quảng trường Thời đại, vào giờ cao điểm.

Thống đốc bang nói với người dân New York những gì họ đã biết: các cuộc tấn công như thế này là không thể tránh khỏi trong thành phố từ lâu đã là mục tiêu thường trực cho những kẻ khủng bố chống Mỹ.

"Đây là New York",  thống đốc bang New York Andrew Cuomo nói. "Thực tế cho thấy chúng ta là mục tiêu của nhiều người muốn đưa ra thông điệp chống lại dân chủ, chống lại tự do. Chúng ta có tượng Nữ thần Tự do nơi bến cảng, và điều đó khiến chúng ta trở thành mục tiêu quốc tế. Chúng ta hiểu điều đó".

khung bo o My anh 1
Quảng trường Thời đại nổi tiếng của New York. Ảnh: Getty.

Thành phố kiêu hãnh

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 7h20 ở lối đi nối các ga tàu điện ngầm đông đúc tại Quảng trường Thời đại và ga Port Authority. James O'Neill, cảnh sát trưởng thành phố, xác định kẻ tấn công là Akayed Ullah, 27 tuổi, đến từ Brooklyn.

Các báo khác, dẫn nguồn cảnh sát giấu tên, cho biết Ullah là một người nhập cư từ Bangladesh đã sống ở Mỹ được 7 năm. Ullah bị thương nặng trong vụ nổ, trong khi ba người khác bị thương nhẹ, các quan chức cho biết.

Thành phố này từ lâu đã là một mục tiêu khủng bố. Từ những năm 1960, các chiến binh cánh tả, các nhà hoạt động Puerto Rico, và những người Hồi giáo đã tiến hành các cuộc tấn công gây chết người ở New York. 

Vụ đánh bom hồi đầu tuần gần Quảng trường Thời đại đầy tính biểu tượng chỉ là sự việc mới nhất trong hàng loạt những vụ tấn công khủng bố ở New York của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Một trong những vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào năm 1993, khi al-Qaeda sử dụng xe tải gài bom nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, giết chết 6 người và bị thương hàng trăm người khác.

24 năm trôi qua kể từ đó, các chiến binh Hồi giáo đã nhiều lần tấn công thành phố mang vị trí đặc biệt trong tâm trí nhiều người trên thế giới. Họ luôn khát khao đánh chìm cái mà họ coi là biểu tượng lớn nhất của nước Mỹ.

Nổi tiếng nhất có lẽ là vụ tấn công vào ngày 11/9/2001, al-Qaeda dùng máy bay chở khách để phá hủy tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, giết chết gần 3.000 người. Hồi tháng 10, 16 năm sau sự kiện 11/9, New York lại thành hiện trường của khủng bố đẫm máu khi một tay khủng bố lao xe tải vào người đi bộ và người đi xe đạp ở Manhattan, giết chết 8 người. IS nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Trong nhiều năm, các tổ chức cực đoan liên tục tìm cách tấn công New York. Vài âm mưu bị phá. Vài vụ việc không gây ra thiệt hại như thủ phạm đã hy vọng, tương tự như vụ nổ hôm 11/12.

khung bo o My anh 2
Khói bốc ngùn ngụt từ tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, ngày 11/9/2001. Ảnh: Getty.

Thành phố 8,5 triệu dân - một phần ba trong số đó được sinh ra ở các quốc gia khác - là biểu tượng được công nhận nhất của nước Mỹ trên toàn thế giới. Hình ảnh đường chân trời thành phố, tượng Nữ thần Tự do và Quảng trường Thời đại, có mặt khắp từ màn ảnh nhỏ tới màn ảnh rộng trên toàn cầu, cũng như trong các sản phẩm văn hóa Mỹ có sức ảnh hưởng lớn không thể bàn cãi.

Một cuộc tấn công ở New York, dù thành công hay thất bại, cũng sẽ tạo được tiếng vang. Tuy nhiên, cảnh sát thành phố đã thành công trong việc ngăn chặn một số kế hoạch khủng bố lớn tại New York. Hồi năm 2010, một quả bom xe được phát hiện và bị vô hiệu hóa gần Quảng trường Thời đại. Người đàn ông đằng sau âm mưu táo tợn này, Faisal Shahzad, đã bị bắt và cuối cùng bị kết tội.

Dễ tổn thương

Dù đã có những thành công trong ngăn chặn khủng bố, New York vẫn là một mục tiêu dễ tổn thương. Đặc biệt, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, được người New York từ mọi tầng lớp xã hội sử dụng mỗi ngày, cho thấy các biện pháp an ninh và chống khủng bố được thực hiện trên khắp thế giới kể từ ngày 9/11 còn đầy những lỗ hổng.

An toàn của phương tiện công cộng gần như không thể đảm bảo. Chỉ cần một kẻ khủng bố cũng có thể gây ra sự rối loạn với cái giá phải trả lên đến hàng triệu USD. Vụ tấn công dù không thành cũng làm nền tài chính bị thiệt hại.

Chủ nghĩa khủng bố không chỉ khiến con người phải trả giá bằng sinh mạng và những sang chấn tâm hồn, mà còn khiến cả một xã hội phải thay đổi lối sống.

Theo cách đó, nhiều cuộc tấn công khủng bố, cho dù gây chết người hay không, vẫn được cho là khá thành công. Những tay khủng bố Hồi giáo đã tấn công hệ thống giao thông ở Madrid, London, Mumbai và Moscow, làm hàng trăm người thiệt mạng. Vụ nổ hôm 11/12 trong ga tàu điện ngầm ở New York chỉ là ví dụ mới nhất về tấn công tập trung vào giao thông.

Bill de Blasio, thị trưởng thành phố New York, gọi đây là nỗ lực "gây bất an lớn nhất" vì "cuộc sống của chúng tôi xoay quanh tàu điện ngầm." Ông thông báo cho người dân New York chuẩn bị tinh thần cho một sự hiện diện rất lớn của cảnh sát trong thành phố.

de Blasio cũng đưa ra lý do riêng của mình cho câu hỏi tại sao thành phố tiếp tục trở thành mục tiêu khủng bố. "Sự lựa chọn New York luôn có một lý do, đó là bởi chúng tôi như những chiếc đèn hiệu của thế giới", ông nói. "Và chúng tôi cho thấy một xã hội có nhiều nền tảng nơi nhiều tôn giáo có thể giao hòa".

khung bo o My anh 3
Người sử dụng tàu điện ngầm ở ga Port Authority sau khi có cảnh báo về một vụ nổ bom. Ảnh: Reuters.

Các nỗ lực tấn công nhằm vào Mỹ và các nước khác vẫn tiếp tục dù cuộc chiến chống khủng bố đã gặt hái nhiều thành công với chiến thắng trước al-Qaeda, và bây giờ là IS. Nhóm này giờ đây chỉ còn hoạt động cầm chừng ở Afghanistan sau khi chịu tổn thất nặng nề trong chiến trường ở các khu vực khác. IS, chỉ vài năm trước nổi lên và chiếm được phần lớn Syria và Iraq, đã bị đánh bại và đang tìm kiếm những nơi khác để hoạt động.

IS có thể đã mất khả năng giữ lãnh thổ mà nhóm từng kiểm soát, nhưng vẫn còn khả năng truyền cảm hứng cho các chiến binh thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, thông qua tuyên truyền trực tuyến và các phương tiện khác.

Các cuộc tấn công bằng xe đã trở nên phổ biến, chứng minh rằng hình thức này quá đơn giản để thực hiện. Và vụ đánh bom hồi đầu tuần lại cho thấy thêm rằng chỉ cần một cá nhân duy nhất hoạt động trong bóng tối với quyết tâm phá hoại lớn cũng là rất khó để ngăn chặn, trừ khi các lực lượng chức năng gặp may.

Ở New York, thành phố giờ đã quá quen với giết chóc và sự hiện diện dày đặc của cảnh sát, tinh thần là một trong những chìa khóa phục hồi. "Chúng ta hãy trở lại làm việc", Thống đốc Cuomo kêu gọi. "Chúng ta sẽ không để họ phá hoại chúng ta".

Khoảnh khắc bom nổ ở New York Nghi phạm phát nổ quả bom ống trong sáng đầu tuần tại ga tàu điện trung tâm ở thành phố New York. Cảnh sát đã bắt giữ một nghi phạm và nhận định đây là hành vi khủng bố.

Kẻ đánh bom New York chọn nơi khủng bố theo áp phích Giáng sinh

Người nhập cư Bangladesh đặt bom ở ga tàu điện ngầm New York hôm 11/12 nói với các điều tra viên rằng y chọn địa điểm tấn công dựa theo áp phích Giáng sinh ở ga tàu điện ngầm.

Đánh bom ống tại ga tàu điện ngầm ở trung tâm New York

Một vụ đánh bom ống tự sát xảy ra ngay ga tàu điện ở trung tâm Manhattan của New York làm ít nhất 4 người bị thương. Nghi phạm đánh bom đã bị bắt giữ.

Hoa Hạ

Theo The Atlantic

Bạn có thể quan tâm