Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

New York ngừng xả bùn thải ra biển từ năm 1991

Thành phố 'sản xuất' rác nhiều nhất thế giới từng đổ ra đại dương 4,5 triệu tấn bùn thải mỗi năm cho đến khi ký thỏa thuận chấm dứt xả bùn thải ra biển.

New York là thành phố xả rác nhiều nhất trên thế giới với hơn 14 triệu tấn rác mỗi năm. "Quả táo lớn" còn là thành phố đông đúc nhất của nước Mỹ. Đường phố hẹp và ùn tắc giao thông khiến cho việc thu thập, xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, New York nằm ngay ở trung tâm khu vực đô thị đông bắc lớn nhất nước Mỹ, nơi đất để xử lý rác thải vô cùng thiếu thốn vì phải phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, Guardian nhận định.

Để giải quyết những thách thức này, thành phố dựa vào hai hệ thống quản lý chất thải phức tạp, sử dụng 3 phương thức vận tải (xe tải, tàu hỏa, xà lan), 1.668 xe gom rác, 248 công ty thu gom rác thải tư nhân...

Thỏa thuận lịch sử chấm dứt đổ bùn thải ra biển

Cho đến giữa thập niên 1990, phương thức xử lý chất thải chủ yếu của New York đơn giản chỉ là đổ rác ra đại dương. Có những thời điểm, tới 80% chất thải của thành phố đều xả ra biển. 

New York cham dut do rac ra bien anh 1
Đường phố hẹp và ùn tắc giao thông khiến cho việc thu thập, xử lý rác thải ở thành phố New York gặp nhiều khó khăn. Ảnh: New York Times.

Theo New York Times, trước năm 1989, thành phố New York đứng đầu nước Mỹ về số lượng bùn thải ra Đại Tây Dương với khoảng 4,5 triệu tấn mỗi năm.

Các nhóm môi trường chỉ trích tình trạng xả rác của thành phố phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái. Để xử lý vấn đề này, Quốc hội Mỹ đã ban hành Đạo luật về Nhận chìm trên biển, có hiệu lực vào năm 1988, cấm các thành phố đổ chất thải ra biển từ năm 1991.

Dưới sức ép của đạo luật mới, vào tháng 6/1989, New York và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đạt được thỏa thuận về việc ngừng đổ bùn thải ra biển. Thỏa thuận lịch sử cũng chấm dứt hơn 10 năm tranh cãi về vấn đề xử lý rác thải giữa EPA và thành phố New York.

Hệ thống xử lý chất thải đồ sộ

Với 14 triệu tấn rác mỗi năm, thành phố phải xử lý chất thải thông qua hai hệ thống riêng biệt, một của chính phủ và một của tư nhân.

Hệ thống công cộng xử lý chất thải từ các khu dân cư, các tòa nhà chính phủ cũng như một số tổ chức phi lợi nhuận. Những “rác thải công” này chiếm khoảng 1/4 lượng chất thải của thành phố và do Sở vệ sinh New York (DSNY) thu gom.

Đây là đơn vị quản lý chất thải lớn nhất trên thế giới với ngân sách hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD, khoản tiền thậm chí còn lớn hơn ngân sách hàng năm của một số quốc gia.

New York cham dut do rac ra bien anh 2
Xe chở rác của Sở vệ sinh New York (DSNY) thu gom rác thải. Ảnh: NYC Trash Talk .

3/4 số rác còn lại do các doanh nghiệp thương mại thải ra, phần lớn là gạch vụn và mảnh vỡ từ các công trình xây dựng. Việc thu gom “rác thải tư nhân” này không thuộc ngân sách của thành phố. Năm 2012, hệ thống quản lý chất thải công và tư nhân ở New York đã chi 2,3 tỷ USD cho việc thu gom và xử lý rác thải.

Hành trình của rác thải ở New York

Luật New York yêu cầu rác thải trước khi được thu gom cần phải phân thành 3 loại: giấy, kim loại/thủy tinh/nhựa, và rác thải không thể tái chế. Mỗi loại rác được thu gom riêng rẽ và theo chu trình riêng biệt tới nơi xử lý, thông thường sẽ qua các chặng dừng trung gian.

Mỗi ngày, xe chở rác công cộng của New York thu gom gần 7.000 tấn rác thải không tái chế từ các khu dân cư. Sau khi thu gom xong, các xe tải này đưa rác tới các trạm chuyển rác thải đặt khắp thành phố. 

Từ đây, rác được chất lên xà lan hoặc xe lửa và chở đến điểm tập kết cuối cùng cách đó gần 1km. Khoảng 80% chất thải không tái chế ở New York được tập kết ở bãi chôn lấp. 20% còn lại được đốt tại nhà máy tái chế rác thải để sản xuất năng lượng.

New York cham dut do rac ra bien anh 3
Rác thải trong thành phố được thu gom riêng rẽ theo từng loại. Ảnh: New York Times.

Giấy và kim loại/thủy tinh/nhựa được chuyển đến các cơ sở xử lý và tái chế rác của thành phố, đây là những nhà máy chuyên biệt làm nhiệm vụ phân loại các vật liệu có thể tái chế.

Tại đây, hành trình của chất thải tái chế tại New York được chia thành nhiều hướng. Một số được bán cho các đơn vị xử lý vật liệu thô (các nhà máy giấy, nhà máy luyện kim).

Một số được xuất khẩu ra nước ngoài, thường là sang Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Một số đồ thải loại cụ thể có thể được bán trực tiếp cho khách hàng (ví dụ như thùng cho nhà máy đóng chai Coca-Cola, hoặc thùng bia cho Anheuser-Busch).

Cơ sở quản lý chất thải tại New York phải nộp báo cáo hàng năm về nguồn và nơi đến của rác thải. Dữ liệu đặc biệt cần thiết cho việc tái hiện bức tranh toàn cảnh về quy trình xử lý rác ở New York.

New York sẽ chi 32 triệu USD cho cuộc chiến với chuột

Chính quyền thành phố New York thông báo kế hoạch giảm đến 70% số lượng chuột ở những khu vực bị loài gặm nhấm này hoành hành dữ dội nhất, với ngân sách lên tới 32 triệu USD.

New York thay đổi thế nào sau 100 năm

Thành phố khổng lồ của Mỹ đã thay đổi chóng mặt trong 100 năm qua, nhưng nhiều công trình lịch sử vẫn còn nguyên vẹn.


Ngụy An

Bạn có thể quan tâm