Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nếu mở cửa biên giới, Australia có nguy cơ bùng dịch vì biến chủng mới

Một nghiên cứu dự báo Australia có nguy cơ bùng phát dịch nghiêm trọng nếu mở cửa biên giới cho du khách quốc tế.

Theo một mô hình dự báo được đăng trên Tạp chí Y khoa Australia hôm 18/10, nếu Australia mở cửa biên giới, các đợt bùng phát dịch lớn vẫn có thể xảy ra, ngay cả khi hơn 80% người trên 16 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.

Tác giả nghiên cứu nói trên là tiến sĩ Mark Hanly từ Trung tâm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế thuộc Đại học New South Wales. Ông đã áp dụng các biến số khác nhau về khả năng lây nhiễm, tốc độ tiêm chủng và kịch bản mở cửa biên giới, từ đó đánh giá tác động đối với tình hình dịch tễ tại Australia, theo Guardian.

Australia co the bung phat dich nghiem trong neu mo bien gioi anh 1

Australia có nguy cơ bùng phát dịch nghiêm trọng nếu mở cửa biên giới cho du khách quốc tế. Ảnh: Guardian.

Kịch bản mở cửa

Mô hình nghiên cứu của nhóm ông Hanly đưa ra các kịch bản xuất hiện một biến thể tương tự Alpha. Lúc này, việc mở cửa biên giới sẽ khiến tỷ lệ lây nhiễm gia tăng nhanh, ngay cả khi người dân đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, “số bệnh nhân Covid-19 nghiêm trọng và phải nhập viện là rất thấp”, ông Hanly và các đồng tác giả viết trong nghiên cứu.

Nếu những biến thể tương tự Delta xuất hiện và lây lan rộng rãi ở Australia, việc mở cửa biên giới có thể làm bùng phát dịch bệnh. Các kịch bản này đặt giả thuyết Australia mỗi ngày tiếp đón 2.500-13.000 khách quốc tế.

Kịch bản này vẫn xảy ra ngay cả khi Australia hoàn thành tiêm chủng cho hơn 80% dân số trên 16 tuổi, tương đương 64% tổng dân số của nước này.

Theo nghiên cứu, nếu dự báo trở thành hiện thực, chính phủ Australia cần ban hành các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn so với các biện pháp hiện tại, gồm đeo khẩu trang và giãn cách xã hội ở nơi công cộng.

“Việc mở biên giới cho du khách quốc tế theo kế hoạch sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm và tạo điều kiện cho các biến thể mới của SARS-CoV-2”, dự báo từ mô hình cho biết.

"Nhà chức trách và hệ thống y tế không nên chỉ quan tâm đến tỷ lệ tiêm chủng đạt mốc nhằm gỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Thay vào đó, họ nên nhận thấy rằng ngay cả tiêm chủng quy mô lớn cũng không hoàn toàn ngăn cản được dịch Covid-19", dẫn nghiên cứu.

Giáo sư Catherine Bennett, chuyên gia về các đại dịch ở Đại học Daekin, Melbourne lưu ý rằng các nghiên cứu chỉ giả định virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ khách nước ngoài, chứ không lưu hành trong cộng đồng ở Australia.

Bà Bennett nhận định các kịch bản này lạc quan hơn so với thực tế. "Chúng ta đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, và đúng là chúng ta sẽ giảm được số ca mắc bệnh. Nhưng chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ dịch bệnh".

Nghiên cứu mô hình cũng đặt ra giả thuyết chính phủ Australia sẽ ban hành các biện pháp phòng chống dịch bổ sung, như đóng cửa trường học, khi số ca bệnh mỗi ngày đạt 10.000 trường hợp.

"Việc thực hiện các biện pháp có thể giúp chúng ta đạt mức 10.000 ca bệnh mới mỗi ngày", bà Bennett phân tích. "Nghiên cứu mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thay vì chờ đợi virus corona dần biến mất khỏi cuộc sống".

Australia có nên mở cửa biên giới?

Thông tin trên xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet thông báo rằng người Australia ở nước ngoài và khách du lịch quốc tế có thể nhập cảnh vào Sydney mà không phải cách ly từ ngày 1/11 sắp tới.

Sau đó, vào ngày 15/10, Thủ tướng Scott Morrison đính chính thông tin trên. Ông cho biết Australia chỉ cho nhập cảnh đối với các công dân Australia và thân nhân của họ, dựa trên điều kiện đã được tiêm phòng, chứ không mở cửa cho khách du lịch quốc tế.

Ông Morrison cũng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không vội vàng”.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm thành viên ban cố vấn về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giáo sư Mary-Louis McLaws, bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch mở cửa biên giới mà Thủ hiến Perrottet công bố.

Bà McLaws đồng tình với việc loại bỏ biện pháp cách ly tại khách sạn, song bà vẫn ủng hộ việc xét nghiệm Covid-19 cho du khách nhập cảnh vào Australia. Chỉ những người xét nghiệm âm tính mới được phép về nơi ở riêng, song vẫn phải theo dõi sức khỏe và tiếp tục xét nghiệm nhanh trong 5 ngày sau đó.

Australia co the bung phat dich nghiem trong neu mo bien gioi anh 2

Nhân viên y tế tại Australia lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Reuters.

"Bằng cách này, rất ít nguy cơ khiến bạn trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng", bà McLaws phân tích. "Trên thực tế, ngay cả những người đã tiêm vaccine đầy đủ vẫn có nguy cơ mang theo virus".

Trước đó, vào ngày 1/10, Australia tuyên bố sẽ mở cửa biên giới quốc tế vào tháng 11, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Việc mở cửa chỉ diễn ra ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 80% người từ 16 tuổi trở lên, có thể bao gồm bang New South Wales và vùng thủ đô Canberra.

Khi biên giới quốc tế mở cửa, người dân Australia sẽ được đi đến các nước không nằm trong danh sách khuyến cáo không nên đến. Trước khi ra nước ngoài, những người tiêm đủ 2 mũi vaccine sẽ được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế kèm theo mã QR để có thể sử dụng khi cần thiết.

Đến nay, Australia có tổng cộng hơn 145.000 ca mắc và hơn 1.500 ca tử vong vì Covid-19, theo Worldometers.

Sydney dừng phong tỏa, cuộc sống sôi động trở lại với người Việt

Sau giai đoạn Sydney giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài hơn 100 ngày, người Việt tại thành phố lớn nhất Australia tận hưởng cuộc sống sôi động trở lại.

Australia muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam

Đại sứ Australia nói nước này rất coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam lên tầm cao mới trong tương lai gần.

Australia hủy hợp đồng tàu ngầm, hàng trăm công ty điêu đứng

Hàng trăm công ty đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản do đầu tư vào hợp đồng đóng tàu của Australia với Pháp.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm