Ngành cà phê Việt đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong suốt 30 năm qua với 645.000 ha và năng suất 2,5 tấn/ha bình quân, chiếm gần 18% thị phần toàn cầu. Tuy chỉ đứng sau Brazil về sản lượng nhưng ngành vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong cả 3 quá trình sản xuất, chế biến và thương mại. Hơn nữa có 75% vườn cà phê Việt Nam đã quá già cỗi, gây nguy cơ giảm sản lượng trong tương lai.
Vì thế, Nescafé Plan - một dự án toàn cầu của Nestle - đã được triển khai tại Tây Nguyên từ năm 2011 với mục tiêu tập trung vào việc tái canh cà phê, cải thiện kinh tế cho các nông hộ, duy trì một môi trường canh tác bền vững để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, giúp giữ vững vị trí số 1 về sản xuất Robusta trên bản đồ thế giới. Không chỉ có ở Việt Nam, Nescafé Plan đã và đang được triển khai tại nhiều nước khác trên thế giới. Tổng số chuyên gia tham gia vào dự án này tại các nước (trong đó có Việt Nam) đã lên tới con số 200.
Dự án được triển khai nhằm cải tạo diện tích già cỗi, tăng sản lượng và chất lượng cho cà phê Việt. |
Cải tạo từ giống
Nescafé hợp tác cùng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, phân phối giống cây cà phê kháng bệnh, năng suất cao. Các phòng thí nghiệm cùng thiết bị hiện đại cho vườn ươm được lắp đặt. Sau đó, các nhà nghiên cứu xây dựng nhiều mô hình vườn mẫu để nông dân đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng trên thực tế.
Các nông dân tham gia dự án được tài trợ 50% chi phí đầu tư cây giống mới cho canh tác tái canh vườn cà phê. Sau 7 năm triển khai, mô hình này đã phân phối hơn 20 triệu cây giống kháng sâu bệnh, cải tạo gần 20.000 ha diện tích cà phê già cỗi.
Các nông dân được tài trợ 50% chi phí cây giống khi tham gia dự án. |
Đến nay, có hơn 200.000 nông dân được tập huấn về canh tác bền vững, giúp 21.000 hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C - bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê, nâng cao giá trị cho hạt cà phê Việt. Tính trung bình thu nhập của nông dân đã tăng lên 30% sau 7 năm triển khai kỹ thuật canh tác mới. Có khoảng 80% nông hộ áp dụng mô hình trồng xen canh hợp lý đã tăng thu nhập từ 30% đến 100%.
Áp dụng công nghệ vào mô hình canh tác, sản xuất
Mô hình canh tác mới từ dự án được áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo thân thiện môi trường, tối ưu diện tích đất. Trong quá trình trồng trọt, phương pháp mới đã giảm được 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học, thuốc trừ sâu.
“Tôi được hướng dẫn cách tạo phân bón từ vỏ cà phê và chất thải hữu cơ tái chế trên trang trại, cách bảo vệ cây khỏi mầm bệnh vào mùa mưa mà không cần dùng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Nhờ vậy sản lượng cà phê tăng lên mỗi năm mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho thuốc trừ sâu, phân bón hóa học”, ông Nguyễn Đăng Tỉnh, chủ hộ đạt tiêu chuẩn cà phê 4C tại Đắk Nông chia sẻ.
Hơi nước tích tụ trong chai sẽ thông báo về độ ẩm của đất, từ đó cho người nông dân mức nước hợp lý khi tưới vườn. |
Đến khâu sản xuất, các nhà máy sản xuất Nescafé của Nestlé Việt Nam cũng ứng dụng công nghệ để giảm tải áp lực lên môi trường. Đơn cử như nhà máy tại Trị An đã sử dụng nhiên liệu sinh khối, giảm 7% năng lượng sử dụng, 96% chất thải phát sinh và 22% lượng khí nhà kính mỗi năm. Đơn vị này tái chế nguyên liệu sau quá trình sản xuất cà phê để tạo thành gạch cho xây dựng, hướng tới việc không có chất thải ra môi trường.
Ông Ganesan Ampalavanar - TGĐ công ty Nestlé Việt Nam. |
Ông Ganesan Ampalavanar - TGĐ công ty Nestlé Việt Nam cho biết: “Nescafé Plan mang đến ý nghĩa lớn là góp phần cải tạo diện tích cà phê già cỗi, cải thiện kinh tế cho các nông hộ, duy trì một môi trường canh tác bền vững thay đổi phương thức canh tác truyền thống bằng kỹ thuật tiên tiến, cải tạo diện tích già cỗi, nâng cao thu nhập, duy trì môi trường canh tác bền vững và nâng cao vị thế phụ nữ qua việc đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục được mở rộng. Chúng tôi cũng tiếp tục chương trình nghiên cứu giống kháng tuyến trùng và sẽ đưa vào hoạt động hợp tác giữa Nestlé và WASI trong năm 2018”.
Song song với dự án này, Nescafé thu mua 20-25% sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm để sản xuất trong nước và xuất khẩu, từ đó gia tăng giá trị cà phê nội địa.