Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nasdaq 100 được 'giải cứu'

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư sau khi Nasdaq 100 chạm mức quá bán đã giúp chỉ số này tăng lên mức cao nhất trong 11 tháng.

Theo Bloomberg, đầu phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số Nasdaq 100 giảm mạnh 21% kể từ mức đỉnh hồi tháng 11 năm ngoái. Song, lượng nhà đầu tư bắt đáy đã giúp chỉ số này đảo chiều vào cuối phiên và đóng cửa ở mức tăng 3,4%, cao nhất trong 11 tháng.

Tương tự, giá dầu Brent sau khi đạt 105,79 USD/thùng đã quay đầu về ngưỡng dưới 100 USD. Dầu WTI cũng giảm về 92,81 USD/thùng sau mức 99,08 USD.

Theo một số chiến lược gia, việc thị trường đảo chiều có thể xuất phát từ triển vọng như chính phủ Mỹ thắt chặt tiền tệ, giải phóng dự trữ dầu chiến lược hay định giá tài sản chéo hấp dẫn.

“Cổ phiếu không phải lúc nào cũng di chuyển theo cách chúng ta mong đợi. Nỗi sợ hãi là một chỉ báo trái ngược. Dù hiện tại tất cả chúng ta đều lo sợ, một số nhà đầu tư lại coi đây là thời điểm để nhảy vào”, Callie Cox, nhà phân tích của eToro Mỹ, cho biết.

Chung khoan My duoc giai cuu anh 1

Nasdaq 100 đóng cửa ở mức 13.974,67 điểm. Ảnh: Google Finance.

Ví dụ, sự biến động tập trung vào nhóm cổ phiếu công nghệ và Internet lớn như Microsoft tăng 5,1%, quỹ ARK Invovation ETF về công nghệ của nhà đầu tư kỳ cựu Cathie Wood tăng 7,8%. Tuy nhiên, so với mức đỉnh hồi tháng 9/2021, giá cổ phiếu của Meta (công ty mẹ Facebook) đã giảm tổng cộng 50%.

Bloomberg cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ít có khả năng tăng chi phí đi vay lên 50 điểm cơ bản vào tháng 3. Trên hết, lãi suất cao hơn có thể giảm lợi nhuận tương lai của các cổ phiếu tăng trưởng.

“Một trong những lý do khiến Nasdaq hồi phục đầu tiên là nhờ việc tăng 50 điểm cơ bản trong tháng 3 có lẽ đã không còn nữa. Điều này tạo ra các xác suất tỷ giá khác nhau trong tương lai. Những trường hợp xấu nhất đối với các tài sản công nghệ và tài sản dài hạn về cơ bản đã không còn”, Alicia Levine, người đứng đầu thị trường vốn và tư vấn cổ phiếu từ BNY Mellon, cho biết.

Về mặt kỹ thuật, các chuyên gia cho rằng đà bán tháo đã đạt cực điểm. Phân tích từ Bespoke Investment Group cho thấy các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã rơi vào vùng quá bán sâu hôm 23/2, gần với mức từng tạo ra tiền đề cho một đợt tăng giá trong lịch sử.

“Sự suy yếu của thị trường dường như dựa quá nhiều vào cảm xúc thay vì yếu tố kinh tế”, Altaf Kassam, Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược đầu tư của EMEA tại State Street Global Advisors, nhận xét.

Thị trường thế giới phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như lạm phát tăng vọt, thu nhập giảm và viễn cảnh xung đột. Các công ty trên sàn Nasdaq 100 đã mất khoảng 3.000 tỷ USD vốn hóa từ đầu năm nay.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đợt suy giảm lần này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

“FED sẽ không ngừng thắt chặt cho đến khi thị trường lao động Mỹ ổn định và bước vào xu hướng tăng trưởng”, Max Gokhman, Giám đốc đầu tư của AlphaTrAI, nhận định.

Chứng khoán toàn cầu hoảng loạn vì tình hình Ukraine

Không chỉ chứng khoán, thị trường hàng hóa, năng lượng biến động mạnh và lập nhiều cột mốc mới sau động thái Nga đưa quân vào vùng ly khai tại Ukraine.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm