Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NASA được khuyên mang theo 'sự hài hước' lên Sao Hỏa

Các nhà khoa học cho rằng thành công của nhiệm vụ khám phá Sao Hỏa trong tương lai có thể sẽ phụ thuộc vào thành viên có khiếu hài hước, nhằm giải tỏa căng thẳng cho phi hành đoàn.

Theo Guardian, thay vì việc tuyển chọn những phi hành gia có tính cách lạnh lùng và cứng rắn như thời kỳ Apollo trong quá khứ, các phi hành gia trong tương lai có thể cần phải chứng minh được khiếu hài hước của mình. Sự hiện diện của thành viên biết pha trò là phương pháp giải tỏa tình huống căng thẳng trên tàu một cách hữu hiệu, nghiên cứu này nhận định. 

"Có những người với khả năng khiến mọi người xích lại gần nhau, xóa tan khoảng cách khi có xung đột và thực sự thúc đẩy tinh thần. Khi bạn sống với những người khác trong không gian hạn chế suốt thời gian dài, như trên tàu vũ trụ tới Sao Hỏa, có thể sẽ xảy ra tình huống căng thẳng. Điều quan trọng là bạn có ai đó giúp mọi người làm hòa, nhờ vậy họ có thể hoàn thành nhiệm vụ, tới sao Hỏa và trở lại an toàn", Jeffrey Johnson, nhà nhân chủng học tại Đại học Florida, Mỹ, nói với Guardian. 

Johnson đã làm việc với Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) để tìm hiểu liệu các thành viên với tính cách vui nhộn có đóng góp thiết yếu vào sự thành công của những nhiệm vụ ngoài vũ trụ hay không. Cho đến nay, ông đã theo dõi bốn nhóm phi hành gia dành 30 đến 60 ngày sống trong môi trường tàu vũ trụ mô phỏng tại Cơ quan Nghiên cứu Khám phá Con người tại Houstan, bang Texas.

kham pha Sao Hoa anh 1
Các phi hành gia trong tương lai có thể cần phải chứng minh được khiếu hài hước của mình để tham gia nhiệm vụ trên sao Hỏa. Ảnh: Alamy.

NASA có kế hoạch đưa các phi hành gia bay quanh Mặt Trăng vào năm 2023 để chuẩn bị cho nhiệm vụ vươn tới Sao Hỏa vào đầu năm 2033. Cơ quan vũ trụ của Nga và Trung Quốc dự kiến cũng tiến hành nhiệm vụ tương tự sau năm 2040. Một số doanh nghiệp tư nhân như SpaceX của tỷ phú Elon Musk cũng nhắm đến hành tinh này. 

Tuy nhiên, vươn tới và khám phá Sao Hỏa không phải là điều dễ dàng. Hành tinh này nằm cách Trái Đất hơn 224 triệu km và cần 8 tháng di chuyển. Ngoài gia, họ cũng phải đối mặt với việc tín hiệu liên lạc bị truyền chậm tới 20 phút mỗi chiều giữa Trái Đất và sao Hỏa. Trong trường hợp khẩn cấp, phi hành gia không có thời gian gọi về trung tâm điều khiển và phải tự mình xử lý. 

Việc tín hiệu liên lạc chậm trễ ảnh hưởng rất xấu tới tâm lý của phi hành đoàn. NASA từng thử nghiệm truyền tín hiệu chậm 50 giây đối với các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế. Kết quả cho thấy họ bị suy sụp và thất vọng, với hậu quả ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. 

Robot Sao Hỏa dừng hoạt động: 'Sứ mệnh đã hoàn thành' NASA ngày 13/2 chính thức kết thúc sứ mệnh thăm dò Sao Hỏa của robot tự hành Opportunity, sau gần 15 năm thu thập thông tin địa chất trên "hành tinh đỏ" để tìm dấu vết sự sống.

Hành trình 15 năm thần kỳ của robot thám hiểm Sao Hỏa

Robot thám hiểm Opportunity được thiết kế để tồn tại trên "hành tinh đỏ" tối đa 90 ngày và di chuyển không quá 1 km, nhưng trong 15 năm qua nó đã khảo sát gần 45 km bề mặt sao Hỏa.

Tàu NASA lập kỷ lục bay xa đến rìa Hệ Mặt Trời

Tàu thăm dò NASA mang tên New Horizons dự kiến bay qua thiên thạch Ultima Thule ở rìa Hệ Mặt Trời, lập kỷ lục bay xa nhất từ trước tới nay trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm