Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Năng lượng và ý chí của Ánh Viên thật đáng khâm phục’

Huy chương đồng (HCĐ) của Ánh Viên tại Cúp thế giới diễn ra ở Moscow (Nga) là thành tích cao nhất của bơi Việt Nam ở một giải thế giới.

Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh hồ hởi đón nhận tin vui từ thầy trò HLV Đặng Anh Tuấn. Ông chia sẻ: “Xin được gửi lời chúc mừng tới thành công của Ánh Viên, khi cháu đã giành tấm huy chương có thể xem là cột mốc lịch sử của bơi Việt Nam, đồng thời phá kỷ lục của chính mình ở cả ASIAD và SEA Games”.

Theo ông Minh, thành công của Ánh Viên trước hết xuất phát từ nỗ lực không ngừng của nữ vận động viên (VĐV) người Cần Thơ. “Chúng ta đều thấy Ánh Viên bơi liên tục trong thời gian qua. Năng lượng và ý chí của cháu thật đáng khâm phục”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh tâm sự.

Ánh Viên nhận HCĐ tại Cúp thế giới tổ chức ở Moscow, Nga.
Thành tích của Ánh Viên ở nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân nữ là 2 phút 12 giây 33. Chỉ số này vượt qua thành tích tốt nhất của cô tại ASIAD 2014 (2 phút 12 giây 66) và SEA Games 28 (2 phút 13 giây 53).

Ở góc độ chuyên môn, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh cho rằng thành công của Ánh Viên phản ánh sự tiến bộ một cách tuần tự của VĐV sinh năm 1996 kể từ khi đến với bơi đỉnh cao khoảng 5 năm trước và được lựa chọn đầu tư trọng điểm của thể thao Việt Nam.

Ánh Viên phá kỷ lục cá nhân, đoạt HCĐ Cúp thế giới

23h10 ngày 11/8, Ánh Viên bước vào tranh tài nội dung 200 m hỗn hợp nữ và về đích ở vị trí thứ 3 với thành tích 2 phút 12 giây 33, giành huy chương đồng Cúp thế giới diễn ra ở Nga.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh phân tích về lý do khách quan khiến Ánh Viên làm nên kỳ tích: “So với Giải vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước vừa diễn ra tại Kazan, mức độ cạnh tranh của Cúp thế giới ở Moscow kém quyết liệt và có quy mô cũng khiêm tốn hơn”.

Ông Minh cho biết, Cúp thế giới được tổ chức 8 lần trong năm. Sau giải đấu ở Moscow, Ánh Viên sẽ tiếp tục tranh tài tại một giải đấu khác ở Pháp, sau đó quay về Mỹ tập luyện.

Xét về quy mô, nếu ở Giải vô địch các môn thể thao dưới nước, mỗi nội dung có khoảng 50-90 VĐV tham gia tranh tài thì tại Cúp thế giới, có nội dung chỉ 6 VĐV thi đấu. Các VĐV hàng đầu thế giới cũng không xuất hiện nhiều ở giải này.

“Khi VĐV thi đấu ở một giải mà biết chắc mình sẽ thất bại, tâm lý, sự tự tin khi nhập cuộc sẽ khác so với một giải đấu vừa sức. Thành tích của 2 VĐV Hungary xếp trên Ánh Viên nhỉnh hơn cháu không bao xa. Trong khi đó, tại giải đấu ở Kazan, đối thủ của Ánh Viên thể hiện trình độ vượt trội”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh bình luận về thành tích của nữ VĐV người Cần Thơ.


Thành công của Ánh Viên tại Cúp thế giới khẳng định sự tiến bộ của cô trên hành trình hướng đến đấu trường châu lục và Olympic.

Trái với nhiều quan điểm, ông Minh từng đánh giá thành tích không như ý của Ánh Viên tại Giải vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước (Kazan, Nga) không phải là sự thất bại. Đó là sự phản ánh đúng trình độ, đẳng cấp của VĐV Việt Nam ở đấu trường thế giới.

Với một VĐV mới 19 tuổi và giàu tiềm năng như Ánh Viên, cô có triển vọng giành những thành tích cao hơn cả ở đấu trường châu lục lẫn Olympic. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử của tấm HCĐ tại Cúp thế giới (Moscow, Nga), việc Ánh Viên phá kỷ lục của chính cô ở nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân là thành quả đáng ghi nhận trong quá trình nỗ lực vươn tới cái đích nêu trên.

‘Nhận xét Ánh Viên thất bại là ảo tưởng về khả năng’

Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh cho rằng, việc Ánh Viên bị loại ở 2 cự ly tại Giải vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước là điều bình thường.

Hoàng Minh

Bạn có thể quan tâm