Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam Bộ tiếp tục mát mẻ, miền Bắc ấm lên

Từ ngày 3 tháng Giêng (10/2), thời tiết trên cả nước phổ biến không mưa. Miền Bắc ấm dần lên, còn miền Nam tương đối mát mẻ.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, từ ngày 10-14/2 (3-7 tháng Giêng) không khí lạnh suy yếu và dịch chuyển sang phía Đông. Do đó, miền Bắc sẽ nhiều mây hơn, nhiệt độ ban đêm tăng nhanh; trời còn rét về đêm và sáng.

Phía Tây Bắc Bộ, 14-30 độ C, rét về đêm và sáng. Phía Đông Bắc Bộ 13-28 độ C, không mưa. Tại Hà Nội, 14-28 độ C. 

Cơ quan khí tượng cảnh báo do độ ẩm thấp nhất trong không khí vẫn duy trì ở mức thấp 40 – 60% nên nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt ở khu vực vùng núi. 

Dự báo thời tiết Hà Nội từ ngày 3-7 tháng Giêng (10-14/2)

Khu vực các tỉnh ven biển trung Trung Bộ không mưa, ban ngày trời có nắng, nhiệt độ tăng dần 16-31 độ C. 

Khu vực nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đêm không mưa, ngày trời nắng, 21-34 độ C. 

Tại TP HCM 24-35 độ C, Miền Đông 24-36 độ C, Miền Tây 25-35 độ C.  Mức nhiệt độ này sẽ duy trì hết 14/2 (mùng 7 Tết).

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ tại Nam Bộ trong những ngày này được ghi nhận lạnh nhất trong dịp Tết kể từ tháng 12/1999 đến nay. 

Trong ngày 8/2, nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ thấp như Long Khanh 14 độ C, Nhà Bè (TP HCM) 18 độ C, Phước Long hơn 16 độ C, Đồng Xoài 16 độ C, Biên Hòa 16 độ C, Tây Ninh 16 độ C, 

Tuy nhiên sau ngày 3 Tết (10/2), nhiệt độ tại Nam Bộ sẽ ấm dần lên do không khí lạnh đã suy yếu. 

Ngoài không khí lạnh, các tỉnh Nam bộ nhìn chung có sương mù khá nhiều và kéo dài, đến trưa vẫn còn, nhất là ở các tuyến đường cao tốc, vùng sông nước miền Tây. 

Dự báo thời tiết tại TP HCM từ ngày 3-7 tháng Giêng (10-14/2).

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho hay, mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đang trong kỳ triều cường đầu tháng Giêng năm Bính Thân. Do ảnh hưởng của gió Đông Bắc có cường độ mạnh trên biển Đông, mực nước tại các trạm lên nhanh trong những ngày qua và ở mức cao. Mực nước thực đo cao nhất tính đến 7h ngày 9/2 tại Thủ Dầu Một là 1,44 m, cao hơn báo động 3 0,19 m; tại Biên Hòa là 1,62 m cao hơn báo động 1 là 0,004 m...

Mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai sẽ xuống trong những ngày tới nhưng vẫn còn ở mức cao. Mực nước cao trên báo động II tại các trạm có khả năng duy trì đến ngày 11/2 sau đó tiếp tục xuống. Thời gian xuất hiện đỉnh triều trong ngày từ 3-5h và từ 18-20h.


Công Khanh

Bạn có thể quan tâm