Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương.
Cụ thể: Tết Dương lịch một ngày (ngày 1/1); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng một ngày (ngày 30/4); Ngày Quốc tế lao động một ngày (ngày 1/5); Quốc khánh hai ngày (ngày 2/9 và một ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày (ngày 10/3 Âm lịch).
Cụ thể, năm 2025 các ngày nghỉ như sau: Đối với Tết Dương lịch 2025, theo quy định Luật Lao động 2019 được nghỉ một ngày, tức ngày thứ Tư (1/1) hưởng nguyên lương.
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày. Theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp Tết Âm lịch năm 2025 từ ngày 25/1 đến 2/2 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 4 ngày nghỉ hàng tuần. Tổng cộng Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ liên tục 9 ngày.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 rơi vào thứ Hai (7/4 Dương lịch) nên người lao động sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, gồm một ngày nghỉ lễ và hai ngày nghỉ cuối tuần (đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần).
Nếu lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định này còn được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc khánh của nước họ.
Đối với ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, năm nay công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu (2/5) sang thứ Bảy ngày 26/4.
Như vậy, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4 đến hết Chủ nhật ngày 4/5 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4).
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay công chức, viên chức được nghỉ từ thứ Bảy ngày 30/8 đến hết thứ Ba ngày 2/9. Đợt nghỉ này bao gồm hai ngày nghỉ lễ Quốc khánh và hai ngày nghỉ hàng tuần.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.