Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Năm 2016, nhiều 'ông lớn' Nhà nước lãi lớn

2016 được đánh giá là một năm kinh doanh khởi sắc của nhiều tổng công ty, tập đoàn Nhà nước như Vinatex, VNSteel, VNPT, ACV.

Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương vừa có báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Báo cáo nêu rõ, năm 2016 tình hình thị trường tiếp tục diễn biến không thuận lợi, mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty vẫn đạt chỉ tiêu, trong đó, nhiều tổng công ty, tập đoàn đạt mức lãi khủng.

Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu đạt mức lãi kỷ lục trên 6.200 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch, ROE đạt trên 50%. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều tăng mạnh, lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.000 tỷ đồng ( tăng 136,92%) và 18.600 tỷ đồng (tăng 110%).

Nhieu ong lon Nha nuoc lai ky luc nam 2016 anh 1

Tập đoàn Xăng dầu đạt mức lãi kỷ lục trên 6.200 tỷ đồng

. Ảnh minh hoạ.

Ở các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 3%. Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) 600 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 108%.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng tốt, lợi nhuận tăng mạnh. Trong đó, phải kể đến Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với mức lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 20,5%; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lợi nhuận trước thuế đạt 185 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2015.  

Tương tự, Tập đoàn Bảo Việt cũng đạt tăng trưởng cao, ổn định. Năm 2016, đơn vị này lãi 1.500 tỷ đồng, tăng gần 5,5 %.

Nhieu ong lon Nha nuoc lai ky luc nam 2016 anh 2
Đồ hoạ: K.Linh.

Năm 2016 cũng được đánh giá là một năm kinh doanh khởi sắc đối với các ông lớn ngành ngân hàng.

Theo báo cáo, các đơn vị trong  lĩnh vực ngân hàng hoạt động ổn định, kết quả huy động vốn và dư nợ tín dụng đều tăng so với năm 2015, chất lượng tài sản và tín dụng được nâng cao. Tổng huy động vốn của 4 ngân hàng  (Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV) tăng từ 13,8% đến 20,83%; dư nợ tín dụng tăng từ 18% đến 21,8%; lợi nhuận trước thuế đạt từ 98% đến tăng 18,6% so với 2015. Nợ xấu được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Ngược lại với bức tranh màu sáng trên là một năm kinh tế buồn của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) khi ghi nhận lỗ 628 tỷ đồng. Trong đó lãi phát sinh là 2.745 tỷ đồng, có 5 đơn vị phát sinh lỗ 3.372 tỷ đồng gồm Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Đạm Hà Bắc, Công ty CP DAP số 2 - Vinachem, Công ty cổ phần DAP - Vinachem và Công ty CP Xà phòng Hà Nội. 

Mặc dù ước lãi 117 tỷ đồng song lỗ do chi phí tài chính, khấu hao tài sản cố định, thuê thiết bị, mặt bằng... khiến Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) lỗ phát sinh năm 2016 là 5.400 tỷ đồng.

Tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, giá cước vận tải xuống thấp kỷ lục (giảm trên 90%) khiến mảng vận tải hàng hải thua lỗ trên 1900 tỷ đồng, nhưng mảng cảng biển và dịch vụ có lợi nhuận tăng cao, nên công ty mẹ ước lãi 340 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất đạt mức cân bằng, công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ. 

Về việc làm và thu nhập, theo báo cáo, tổng số lao động trong toàn khối hiện nay gần 1 triệu người với mức lương trung bình 8 triệu đồng/tháng trở lên.

Dẫn đầu về mức thu nhập bình quân trong khối là lao động của Vietcombank, đạt 24,29 triệu đồng/tháng, tăng 8,1% so với năm 2016; BIDV đạt 22 triệu đồng/tháng, tăng 6% so với 2015.

Một số đơn vị thu nhập bình quân trên 18 triệu đồng là: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietinbank, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Bảo Việt….

Làm ăn thua lỗ vẫn nhận lương, thưởng cả trăm triệu

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, hiệu quả thấp nhưng lãnh đạo vẫn hưởng lương 70 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu mỗi tháng.



Kiều Linh

Bạn có thể quan tâm