Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ - Trung có đối đầu vì Biển Đông?

Kế hoạch triển khai lực lượng đến Biển Đông của Mỹ nhằm giám sát các hoạt động của Trung Quốc làm các nhà quan sát lo ngại có thể dẫn tới khả năng đối đầu nguy hiểm.

a
Kế hoạch triển khai tàu chiến của Mỹ đến giám sát các đảo xây dựng trái phép của Trung Quốc trên biển Động có thể khiến đôi bên xảy ra xung đột. Ảnh: Navylive

Theo Diplomat, quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang ở giữa ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn cho đôi bên. Nhà chính trị học Graham Allison thuộc Đại học Harvard, Mỹ, nhận xét rằng mối quan hệ Mỹ - Trung "đang rơi vào cái bẫy chính trị nguy hiểm, khi một thế lực mới nổi thách thức quyền bá chủ của thế lực cũ".

Ông Allison nhận định, quan hệ của Bắc Kinh và Washington hiện nay rất giống với trường hợp của Athens và Sparta 500 năm trước Công nguyên. Ở thời điểm đó, Athens là thế lực mạnh nhất Hy Lạp cổ đại, còn Sparta là thế lực mới nổi. Sparta đã thách thức quyền bá chủ và đánh bại Athens. Allison lo ngại, nếu không có những giải pháp thiết thực, chiến tranh Mỹ - Trung là điều khó tránh khỏi.

Sức mạnh của Bắc Kinh về kinh tế, chính trị, quân sự ngày một gia tăng, trong khi Washington ở chiều hướng ngược lại. Financial Times từng dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2020 hoặc 2028. Khi sức mạnh ngày càng tăng, Bắc Kinh sẽ tiến hành một chiến lược dài hơi để khẳng định vị thế của siêu cường mới nổi.

Theo các nhà phân tích, việc đầu tiên Trung Quốc sẽ làm là kiểm soát chuỗi đảo. Các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông thời gian gần đây đã cho thấy điều đó. Việc xây dựng các đảo nhân tạo có thể chưa thách thức "quyền bá chủ" của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng sẽ làm hạn chế quyền tự do của Hải quân Mỹ.

Washington không nói suông

a
Giới phân tích thế giới cho rằng, với thực lực hiện tại, Trung Quốc chưa thể thách thức Mỹ và xung đột trên Biển Đông giữa 2 nước khó có khả năng xảy ra. Ảnh: Telegraph

Trong quá khứ, khi Athens xây dựng bức tường để bảo vệ thành phố, Sparta đã rất lo lắng. Tương tự như vậy, tháng 3/1983, việc Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đề xuất "Sáng kiến phòng thủ chiến lược" dẫn đến việc Moscow tìm mọi cách đối phó. Kết quả là, Liên Xô và Mỹ bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt trong những năm Chiến tranh Lạnh.

Rõ ràng, khi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Washington có lý do để lo lắng. Mặt khác, việc xây dựng của Trung Quốc là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, các thượng nghị sĩ đã gây sức ép với chính quyền của Tổng thống Barack Obama, yêu cầu phải phản ứng mạnh mẽ hơn trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.  

Ngay sau phiên điều trần, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ triển khai tàu khu trục và máy bay tuần tra tới vùng biển cách các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây trái phép khoảng 12 hải lý. Bên cạnh đó, Washington còn có kế hoạch triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer đến Australia để giám sát Trung Quốc.

Có thể thấy, mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc dùng các đảo này để đe dọa các nước láng giềng, cản trở tự do hàng hải. Washington cũng muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp rằng cường quốc quân sự sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.

Nhà phân tích Prashanth Parameswaran nhận định, kế hoạch triển khai lực lượng đến Biển Đông là một minh chứng cho thấy Washington không nói suông với các cam kết của họ.

Kế hoạch này đặt Bắc Kinh vào thế khó. Nếu muốn phản đối Mỹ, Trung Quốc buộc phải xác nhận các đảo nhân tạo cơi nới làm cơ sở xác định phạm vi vùng biển chủ quyền.

Nhưng việc xác nhận đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã tự nhận họ vi phạm luật pháp quốc tế. Nếu im lặng, Bắc Kinh sẽ mất mặt nghiêm trọng. 

Tuy vậy, giới phân tích nhận định, ở thời điểm hiện tại, rất khó xảy xung đột quân sự giữa Mỹ - Trung trên Biển Đông. Joseph Nye, nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Harvard, cho rằng Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, Trung Quốc chưa thể thách thức Washington ở thời điểm này.

Dù xung đột quân sự giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông có thể chưa xảy ra, nhưng các chuyên gia có cùng nhận định rằng tình hình khu vực vài tháng tới sẽ khá căng thẳng.

Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông: Cần theo dõi

Liên quan động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông, đã có một số ý kiến nhận định, phân tích, phản ứng khác nhau khiến dư luận hết sức quan tâm.

Mỹ điều máy bay ném bom đến Australia canh chừng TQ

Không quân Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer đến Australia nhằm giám sát các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển khu vực.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm