Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thử tên lửa bị cấm suốt hơn 30 năm qua

Sau khi cả Mỹ và Nga đều rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung đầu tháng 8, Lầu Năm Góc lần đầu cho thử nghiệm loại tên lửa bị cấm hơn 30 năm qua.

Theo AP, tên lửa được phóng tại bờ biển thuộc bang California ngày 18/8. Vụ thử nghiệm chính thức tái khởi động cuộc chạy đua phát triển tên lửa tầm trung giữa Nga và Mỹ, khiến giới phân tích lo ngại quan hệ hai nước gia tăng căng thẳng.

Lầu Năm Góc cho biết vũ khí thử nghiệm là một phiên bản của tên lửa hành trình Tomahawk mà hải quân Mỹ sử dụng, được điều chỉnh và khai hỏa trên mặt đất. Tên lửa được phóng từ đảo San Nicolas và bắn trúng mục tiêu cách đó hơn 500 km. Tên lửa được trang bị đầu đạn quy ước, không phải đầu đạn hạt nhân.

Giới chức quốc phòng Mỹ vào tháng 3 tiết lộ tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 1.000 km. Vũ khí này có thể được triển khai trong 18 tháng tới.

Hiệp định Các lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) ký năm 1987 cấm Mỹ và Liên Xô (sau này là Nga), sử dụng mọi loại tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km. Washington và Moscow đều chính thức rút khỏi INF vào ngày 2/8.

My thu ten lua anh 1
Lầu Năm Góc công bố hình ảnh vụ phóng thử tên lửa tầm trung vào ngày 18/8. Ảnh: AP.

Tên lửa vừa được Mỹ thử nghiệm khiến nhiều chuyên gia liên tưởng đến vũ khí hạt nhân Mỹ từng triển khai đến một số nước NATO ở châu Âu vào thập niên 1980. Khi đó, Mỹ còn bố trí cả tên lửa đạn đạo mặt đất Pershing 2 để đối phó các tên lửa SS-20 của Liên Xô. Tên lửa được thu hồi và phá hủy sau khi hai siêu cường ký kết INF.

Ngoài phiên bản khai hỏa trên đất liền của Tomahawk, Lầu Năm Góc cũng công bố ý định bắt đầu thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm bắn 3.000-4.000 km. Việc thử nghiệm có thể khởi động từ cuối năm nay. Cả hai loại tên lửa đều không trang bị đầu đạn hạt nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đầu tháng 8 tuyên bố ông muốn Lầu Năm Góc phát triển và triển khai tên lửa có năng lực hạt nhân tầm trung sớm nhất có thể. Ông không tiết lộ cụ thể thời gian triển khai.

Bộ trưởng Esper cũng bác bỏ những lo ngại việc rút khỏi INF sẽ châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới. Giới chức Washington cũng cáo buộc Moscow là phía muốn chạy đua phát triển vũ khí vi phạm hiệp định.

Mỹ tính đưa tên lửa đến châu Á giữa căng thẳng với TQ

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ủng hộ ý tưởng triển khai tên lửa đến những căn cứ then chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không loại trừ khả năng có đảo Darwin gần Biển Đông.

Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Washington đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ký với Liên Xô vào năm 1987, động thái có thể kéo theo những hệ lụy khó lường.


Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm