Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thao túng chính trị bằng trừng phạt kinh tế

Mỹ miễn trừ trừng phạt tài chính Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka và Đài Loan vì giảm nhập khẩu dầu từ Iran, không như Trung Quốc và Singapore, RUVR nhận định.

Mỹ thao túng chính trị bằng trừng phạt kinh tế

Mỹ miễn trừ trừng phạt tài chính Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka và Đài Loan vì giảm nhập khẩu dầu từ Iran, không như Trung Quốc và Singapore, RUVR nhận định.

Mỹ tiếp tục trừng phạt tài chính vì Trung Quốc vẫn nhập khẩu dầu mỏ Iran.

 

Như vậy, nếu không có gì thay đổi, chế độ trừng phạt dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 28/6. Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner từng yêu cầu các nước châu Á giảm mua dầu mỏ Iran từ đầu năm nay.

Tới thời điểm này, "ba đại gia" châu Á tỏ ra khá "hờ hững" với yêu cầu này. Họ chỉ hứa hẹn một cách mơ hồ là dần dần sẽ cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Iran. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga là Boris Volkhonsky cho biết: “Các nước này đang ở trong tình thế khá tế nhị: một mặt, họ không muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ trong vấn đề này, nhưng mặt khác, khi tất cả phải đối mặt với khó khăn kinh tế ở những mức độ khác nhau, giảm nhập khẩu dầu mỏ Iran có nghĩa là chấp nhận đương đầu với khoản chi phí đội lên trong lĩnh vực năng lượng”.

Nhưng Mỹ (và phương Tây nói chung) cũng không vừa. Họ bắt đầu tác động bằng một cơ chế mạnh hơn so với áp lực ngoại giao. Các công ty bảo hiểm châu Âu (chiếm giữ vị trí độc quyền trên thị trường dịch vụ dành cho tàu chở dầu) từ chối bảo hiểm cho tàu chở dầu Iran. Những biện pháp trừng phạt này bắt đầu có hiệu lực toàn diện kể từ ngày 1/7 và các nước châu Á dù muốn hay không đều phải bắt đầu giảm nhập khẩu dầu mỏ Iran.

Một minh chứng cho việc Mỹ cứng rắn là trường hợp Ấn Độ. “Dưới áp lực ngoại giao và kinh tế, một mặt, chính phủ Ấn Độ buộc phải cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran nhưng mặt khác họ đang đứng trước nguy cơ mất thể diện khi phải thừa nhận họ buộc phải thuận theo yêu cầu của Washington. Do đó,  vị thế trong nước vốn không lấy gì làm mạnh mẽ sẽ bị lung lay",  ông Boris Volkhonsky tiếp tục.

Vì vậy, quan điểm chính thức của Delhi luôn là chỉ ủng hộ các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Quốc áp đặt và phản ứng của họ đối với thông tin dỡ bỏ lệnh trừng phạt là rất kìm chế. "Quyết định này do chính phủ Mỹ thông qua theo quy định của luật pháp Mỹ", phát ngôn viên bộ ngoại giao Ấn Độ tuyên bố.

Xét một cách toàn diện, trong tương lai, Ấn Độ sẽ vẫn phải phải chịu áp lực từ Mỹ. Đến cuối tháng này, ông Timothy Geithner lại đến thăm Ấn Độ một lần nữa. Hôm 13/6, tại Washington diễn ra đối thoại chiến lược Ấn Độ - Mỹ lần thứ 3 với sự tham gia của phái đoàn do Bộ trưởng Ngoại giao S.M. Krishna dẫn đầu.

Các nhà quan sát nhất trí ghi nhận rằng sự trùng hợp như thế không phải là ngẫu nhiên: chính phủ Mỹ quyết định dỡ bỏ chế độ trừng phạt ngay trước khi cuộc đối thoại bắt đầu. Chủ đề thảo luận sẽ là vấn đề tăng cường thương mại song phương và loại bỏ một số hạn chế của Ấn Độ đối với các công ty thương mại nước ngoài. Rõ ràng Washington đang chờ đợi chính phủ Ấn Độ đáp lại lệnh dỡ bỏ trừng phạt bằng cách dành ngoại lệ cho các công ty Mỹ.

 

Làm vợ Tổng thống Mỹ không dễ Tây Ban Nha đìu hiu những ngày kinh tế suy thoái Nga, Trung diễn tập quân sự quy mô lớn
Làm vợ Tổng thống Mỹ không dễ Tây Ban Nha đìu hiu những ngày kinh tế suy thoái Nga, Trung diễn tập quân sự quy mô lớn
Ngoại trưởng Mỹ Hillary 'dạy' Chủ tịch Triều Tiên cách lãnh đạo Những loại cây độc nhất thế giới Theo chân lính Mỹ 'săn bão'
Ngoại trưởng Mỹ Hillary 'dạy' Chủ tịch Triều Tiên cách lãnh đạo Những loại cây độc nhất thế giới Theo chân lính Mỹ 'săn bão'

Theo RUVR

 

Bạn có thể quan tâm