Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ sắp có Ngoại trưởng 'thân Việt Nam'?

Việc từ chối tiếp tục giữ chức Ngoại trưởng Mỹ của Hillary Clinton đã mở ra một cuộc đua mới vào vị trí cao nhất trong nội các Mỹ, thầm lặng nhưng rất quyết liệt.

Mỹ sắp có Ngoại trưởng 'thân Việt Nam'?

Việc từ chối tiếp tục giữ chức Ngoại trưởng Mỹ của Hillary Clinton đã mở ra một cuộc đua mới vào vị trí cao nhất trong nội các Mỹ, thầm lặng nhưng rất quyết liệt.

Hiện có 2 ứng viên có nhiều cơ hội cho chức vụ này, Thượng nghị sĩ John Kerry và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice. Tuy có nhiều ưu điểm trong những năm qua, nhưng đại sứ Susan Rice lại bị mất điểm bởi cuộc tấn công vào tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi.

Rất nhiều nhà phân tích cho rằng Thượng nghị sĩ John Kerry, ứng cử viên Tổng thống năm 2004 của đảng Cộng hòa, có nhiều cơ hội thay thế Hillary Clinton trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ thứ 2 của Barack Obama.

John Kerry sẽ là vị Ngoại trưởng tiếp theo của Mỹ, sau Hillary Clinton?

Với tư cách là người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Thượng viện, việc lựa chọn Kerry vào chức vụ Ngoại trưởng Mỹ có vẻ như chỉ là một sự “thăng chức” bởi John Kerry đã quá quen với những chính sách đối ngoại của Nhà Trắng.

Bên cạnh đó, Kerry đã có một thời gian dài làm việc cùng Barack Obama để chuẩn bị cho cuộc tranh luận với Ứng viên tổng thống Mitt Romney.

Ông cũng từng được cử đến Pakistan và Afghanistan trong vai trò đặc phái viên. Kerry cũng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề chính sách hóc búa, trong đó có cả cuộc khủng hoảng Syria, quá trình hòa bình ở Trung Đông và việc tạm dừng chương trình hạt nhân của Iran. Đây cũng được coi là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Ngoại trưởng của Tổng thống Obama

John Kerry là cựu binh tại chiến trường Việt Nam trong vòng 4 tháng, 12 ngày, bắt đầu từ tháng 11/1968, khi ông được chuyển tới vịnh Cam Ranh để tham gia một khóa huấn luyện kéo dài một tháng. Sau khi giành được 3 huân chương Dũng cảm, ông xin được rời khỏi Việt Nam vào tháng 3/1969. Sau đó, ông hoạt động rất năng nổ trong phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. 

Từ 1991 – 1993, Kerry làm Chủ tịch Ủy Ban Thượng viện Mỹ, đặc trách về việc tìm hiểu, gom góp dữ kiện về POW/MIA. Khi đó, một báo cáo của ủy ban này tuyên bố: “Hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy còn tù binh Mỹ ở Đông Nam Á. Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt – Mỹ. Tới năm 1995, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Dấu ấn phản đối chiến tranh ở Việt Nam

Thời kỳ nước Mỹ tăng tốc chiến tranh tại Việt Nam cũng là thời điểm Kerry "mất hứng thú học hành" mà dành nhiều thời gian để tập lái máy bay. Một yếu tố khác góp phần quyết định tương lai của Kerry: chàng sinh viên này nhận ra kinh nghiệm quân đội góp phần quan trọng trong sự nghiệp của Tổng thống Kennedy.

Tuy nhiên, ngay từ năm 1966, tại lễ tốt nghiệp Trường Yale, trước khi bước chân vào quân đội trong vai trò sĩ quan, Kerry đã bắt đầu chỉ trích việc chính phủ nước này tiến hành chiến tranh tại Việt Nam: "Đó là bước nối dài của chủ nghĩa biệt lập và đã trở thành chủ nghĩa can thiệp... Cuộc chiến tại Việt Nam đã đẩy người dân Mỹ vào chân tường".

Năm 1968 Kerry đến Việt Nam, chỉ huy hai tàu tuần tra dọc vùng sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc chạm súng đầu tiên của Kerry với nhóm du kích Việt Nam đêm Giáng sinh 1968, rồi 3 tháng liên tục càn quét trong vùng "tuỳ nghi bắn hạ" đã làm tan vỡ giấc mơ quân ngũ của đại úy hải quân Kerry. Kerry bắt đầu chống lại việc binh lính bắn giết thường dân. Sau này Thượng nghị sĩ Kerry thú nhận hình ảnh một bé trai Việt Nam 12 tuổi bị lính Mỹ bắn hạ ngay trước mắt ông đã trở thành nỗi ám ảnh: "Đó là một trong những điều tồi tệ. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể quên được hình ảnh bé trai ấy".

Tháng 3/1969, John Kerry thực hiện hành động mạnh mẽ nhất và cũng khó khăn nhất: xin được thuyên chuyển khỏi Việt Nam 6 tháng trước ngày kết thúc nhiệm vụ.

Vào tháng 10/1969, John Kerry nhận lời cùng chính khách Adam Walinsky bay đến New York để tham gia buổi diễn thuyết phản đối chiến tranh của ông này. Sau buổi diễn thuyết đó, Kerry quyết định đóng góp vai trò của mình.

Tháng 1/1970, Kerry yêu cầu được giải ngũ. Cũng trong năm 1970, Kerry kết hôn với Julia Thorne và bắt đầu bước vào các phong trào phản chiến cùng vợ. Ông tham gia cùng VVAW tổ chức tuần hành ngay tại Washington. Sức lay động của tổ chức này khiến vào năm 1971, chính quyền Nixon phải dùng biện pháp tuyên truyền để bôi nhọ VVAW.

Tháng 4/1971, Tổng thống thời đó Richard M. Nixon và Cố vấn Charles Colson điện đàm về một nhân vật đang được công chúng quan tâm: John Kerry, người phát ngôn của Hội Cựu binh Mỹ tại Việt Nam phản chiến (VVAW). Colson lúc đó nhận định: "Tay Kerry này thật có tham vọng chính trị và chỉ đang tìm cớ (để gây chú ý) mà thôi".

Ngày 22/4/1971, John Kerry ra trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về quan điểm của mình về chiến tranh ở Việt Nam. Các cựu binh Mỹ và giới truyền thông đứng chật gian phòng điều trần. Bài phát biểu của John Kerry tại đây được đánh giá là diễn văn nổi tiếng nhất suốt cuộc đời chính trị của ông cho đến nay.

Câu chất vấn: "Làm sao có thể yêu cầu một con người phải chết cho một sai lầm?" của Kerry trở thành câu nói được trích dẫn nhiều nhất trong các bài viết về chân dung John Kerry. Trong bài diễn thuyết này, Kerry cũng đã tố cáo những hành vi sát nhân và diệt chủng của binh lính Mỹ tại Việt Nam. Sau buổi điều trần này, chính Tổng thống Nixon đành phải thừa nhận: "Gã này thật sự có hiệu quả" và ra lệnh cho Cố vấn Halderman ngăn chặn việc lính Mỹ bắn giết thường dân Việt Nam. Cuộc điều trần tại thượng viện đã đưa Kerry vào vị trí một trong những cựu binh được trọng vọng nhất nước Mỹ vào thời điểm đó... (Theo Tuổi trẻ)

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm