Những phi hành gia từng lên mặt trăng kể rằng họ thấy quầng sáng kỳ lạ ở chân trời của mặt trăng ngay trước khi mặt trời mọc. Eugene Cernan, chỉ huy tàu Apollo 17, từng tái hiện cảnh tượng đó trong cuốn sổ tay của ông bằng những nét vẽ phác thảo. Đây là một bí ẩn, bởi mặt trăng không có khí quyền nên không thể phản chiếu ánh sáng mặt trời giống như trái đất.
Giới khoa học nghi ngờ ánh sáng kỳ lạ ở đường chân trời của mặt trăng là bụi trên bề mặt của nó. Đám bụi nhiễm điện và bay lên khỏi mặt đất theo một cơ chế nào đó. Tìm ra cơ chế này sẽ là nhiệm vụ của Lunar Atmosphere and Dust Experiment (LADEE), tên của phi thuyền mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sắp phóng.
LADEE sẽ bay lên mặt trăng từ Trạm phóng tàu Wallops của Mỹ trên đảo Wallops, bang Virginia vào lúc 11h27 ngày 6/9 theo giờ Mỹ, tức 10h27 hôm 7/9 theo giờ Hà Nội, AP đưa tin.
"Bụi trên mặt trăng di chuyển theo tác động của các đường điện từ, giống như trong thiết bị điện tử. Nghiên cứu một môi trường như thế là việc khó", Butler Hine, người quản lý dự án LADEE, phát biểu.
Ngoài việc nghiên cứu bụi bay của mặt trăng, LADEE còn nghiên cứu những lớp khí mỏng xung quanh mặt trăng. Các nhà khoa học NASA gọi đó là "bầu khí quyển ngoài". Họ hy vọng rằng việc nghiên cứu những lớp khí mỏng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn những thiên thạch xung quanh sao Thủy và nhiều thiên thể không có bầu khí quyển.
"LADEE là một phần của một dự án thám hiểm lớn hơn về hệ Mặt Trời", John Grunsfeld, một nhà quản lý nghiên cứu khoa học của NASA, phát biểu.
Phi thuyền trị giá 280 triệu USD cũng thử nghiệm hệ thống liên lạc bằng tia laser quang học. NASA hy vọng hệ thống này sẽ xuất hiện trong các phi thuyền tương lai, bao gồm phi thuyền thám hiểm sao Hỏa vào năm 2020.
NASA 'khoe' cảnh bắt cóc tiểu hành tinh
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tung một video mô phỏng quá trình bắt giữ một tiểu hành tinh khi nó tới gần trái đất.
Chế tạo robot khỉ thống trị mặt trăng
1
Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Đức đang phát triển loại robot khỉ đa năng, được thiết kế để di chuyển linh hoạt trên mặt đất hay dễ dàng leo lên các đỉnh núi cao, phù hợp với các hoạt động trên mặt trăng.
Thế giới chào đón 'siêu trăng' khổng lồ
1
Người dân tại nhiều nước trên thế giới đêm qua đã có dịp quan sát hiện tượng “siêu trăng”, khi mặt trăng ở gần trái đất nhất trong quỹ đạo di chuyển của nó.