Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ: Ở nhà nhận trợ cấp còn hơn đi làm

Trong số những người đã thất nghiệp từ 6 tháng trở lên, 1/3 nhận thấy thu nhập sụt giảm khi tìm kiếm một công việc mới. Kỹ năng của những người liên tiếp thất nghiệp trong thời gian dài cũng dễ dàng mai một.

Mỹ: Ở nhà nhận trợ cấp còn hơn đi làm

Trong số những người đã thất nghiệp từ 6 tháng trở lên, 1/3 nhận thấy thu nhập sụt giảm khi tìm kiếm một công việc mới. Kỹ năng của những người liên tiếp thất nghiệp trong thời gian dài cũng dễ dàng mai một.

Triển vọng của thị trường lao động Mỹ vẫn ở trong trạng thái u ám. Những người lớn tuổi níu giữ công việc của họ lâu hơn, khiến cơ hội dành cho lớp trẻ bị thu hẹp. Các nhà tuyển dụng lao động cắt giảm chi phí bằng cách kéo dài giờ làm việc và trả tiền làm thêm thay vì tuyển thêm lao động. 

Mặc dù số người lao động tự nguyện nghỉ việc đã tăng nhẹ, phần lớn vẫn muốn giữ nguyên vị trí hiện tại trong bối cảnh nền kinh tế bấp bênh. Sau khi sa thải với số lượng lớn trong thời kỳ khủng hoảng, các ông chủ có xu hướng chờ đợi để có thể tìm được đúng người với những kỹ năng phù hợp.

Tiền lương thực tế giảm xuống cũng khiến nhiều người không muốn tham gia vào thị trường lao động. Các khảo sát đều cho thấy trong số những người đã thất nghiệp từ 6 tháng trở lên, 1/3 nhận thấy thu nhập sụt giảm khi tìm kiếm một công việc mới. Kỹ năng của những người liên tiếp thất nghiệp trong thời gian dài cũng dễ dàng mai một.

Đủ loại trợ cấp từ chính phủ

Tháng 6 vừa qua, gần 11 triệu người Mỹ được nhận trợ cấp thương tật. Năm 1970, con số chỉ là 3 triệu người. Mức trợ cấp cũng tăng nhanh hơn so với mức tăng của lương. Nhiều bang của nước Mỹ đã chuyển bộ phận những người hưởng trợ cấp xã hội hoặc Medicaid (vốn được chi trả bởi chính quyền địa phương) sang trợ cấp thương tật (trả bởi chính phủ liên bang). Một số công đoàn còn khuyến khích người thất nghiệp nộp đơn xin trợ cấp thương tật.  

Trong khi đó, số người nhận trợ cấp lương thực (food stamps) đã tăng vọt từ 28,2 triệu người trong năm 2008 lên 47,8 triệu trong tháng 12 năm ngoái (tăng 70%). Tỷ lệ thất nghiệp lập đỉnh 10% từ thagns 10/2009 và đã giảm xuống. Tuy nhiên, số người nhận loại trợ cấp này vẫn không ngừng tăng lên bởi các bang nới lỏng điều kiện xin trợ cấp do chính phủ liên bang sẽ chịu loại chi phí này. 

Kết quả là, chi phí cho trợ cấp lương thực tăng từ 30,8 tỷ USD năm 2007 lên 74,6 tỷ USD trong năm ngoái. Năm 2006, 18,7% hộ gia đình nhận loại trợ cấp này được chấp thuận bởi chương trình xét duyệt không tính đến tài sản. Năm 1975, 8% người Mỹ nhận trợ cấp lương thực. Ngày nay, tỷ lệ là 15%. Số người sống dưới mức nghèo đói cũng tăng từ 37,3 triệu năm 2007 lên 48,5 triệu năm 2011, nhưng mức tăng chỉ bằng một nửa so với mức tăng của số người nhận trợ cấp lương thực. 

Ở nhà nhận trợ cấp thay vì đi làm!

Với đủ loại trợ cấp, rất nhiều người nhận thấy họ sẽ có nhiều tiền hơn khi ngồi nhà và hưởng trợ cấp thay vì tìm được một việc làm. Những đồng lương ít ỏi không đủ trang trải chi phí đi lại, thuê người giữ trẻ và các chi phí khác trong quá trình tìm việc. 

Một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây cho thấy GDP cần tăng 3,2% để giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức ổn định. Điều này cũng có nghĩa là với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2% như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng hơn 1% mỗi năm. Như vậy, đáng lẽ con số ở thời điểm hiện tại phải là 12%. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Lao động đưa ra con số 7,6% trong tháng 6. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke đang cố gắng tìm ra lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp vẫn giảm trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ phục hồi ở mức yếu ớt như vậy. 

Dẫu vậy, vẫn có thể dễ dàng nhận ra điểm logic ở đây: như đã nói ở trên, tỷ lệ người tham gia vào lực lượng lao động đã giảm mạnh. 

Rất có thể nhiều người trong số 2 triệu người đã rời khỏi thị trường lao động trong 2 thập kỷ gần đây vì những lý do không thuộc về độ tuổi sẽ không bao giờ quay trở lại. 

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng đại học là một khoản đầu tư không mang lại hiệu quả và quyết định học nghề để nhanh chóng đi làm. Xu hướng này có thể giúp cải thiện tình hình. Dẫu vậy, rất nhiều ngưỡi vẫn sẽ tiếp tục ngồi nhà và dựa vào các loại trợ cấp. Một số cũng đã mất đi kỹ năng sau thời gian dài thất nghiệp. 

Như đã nói ở trên, nếu GDP tăng trưởng 2,5% mỗi năm, hàng năm nước Mỹ cần có thêm 1,44 triệu lao động. Tuy nhiên, theo dự báo, sẽ có khoảng 1,4 triệu người đi tìm việc làm mới. Hai con số chỉ khớp nhau khi những người mới có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm xuống có nguyên nhân chủ yếu là do dân số Mỹ bị già hóa. Nguyên nhân còn lại gồm thị trường lao động ảm đạm, triển vọng nền kinh tế u ám cùng với chính sách trợ cấp hấp dẫn.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm