Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ mất phần tại cuộc đua khai thác ‘kho báu’ 16.000 tỷ USD ở đáy biển

Mỹ có nguy cơ đứng ngoài trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang chạy đua khai thác các loại kim loại quý dưới đáy biển.

CBS hôm 14/11 cho biết việc không phê chuẩn Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc (UNCLOS) 1982 đã khiến nước này không thể xin giấy phép khai thác tài nguyên tại khu vực Clarion Clipperton ở đáy biển, do Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp.

Clarion Clipperton nằm ở vùng biển giữa Hawaii và Mexico, chứa nhiều kim loại có giá trị kinh tế lớn như Niken, Đồng, Cobalt, Mangan và đặc biệt là Đất hiếm. Trữ lượng kim loại tại khu vực này được cho là nhiều hơn mọi nơi trên thế giới và có giá trị ước tính lên tới 16.000 tỷ USD.

khai thac day bien anh 1
Robot được sử dụng trong khai thác tài nguyên tại đáy biển. Ảnh: Nature.

Đô đốc Jonathan White của Hải quân Mỹ lo ngại việc đứng ngoài UNCLOS sẽ khiến Mỹ không có tiếng nói trong định hình khai thác cũng như bảo vệ môi trường biển. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong khai thác và kiểm soát đáy biển.

Mười chín quốc gia thành viên UNCLOS đã được Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp phép khai thác ở Clarion Clipperton, trong đó có Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức hay thậm chí cả Cuba. Do không phải là thành viên UNCLOS, Mỹ không thể xin giấy phép khai thác đáy biển từ cơ quan này.

"Một hệ thống vũ khí, hệ thống dẫn đường cho vũ khí, máy tia X, hay lò vi sóng, tất cả đều phụ thuộc vào những kim loại khó có thể kiếm được. Điều này khiến chúng ta trở nên cô lập hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng và phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc", Đô đốc White nói.

Được phê chuẩn năm 1982, UNCLOS được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sử dụng và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới. Hiện nay, 168 quốc gia đã trở thành thành viên của UNCLOS.

Bộ trưởng Esper đến châu Á cứu liên minh đối phó Trung Quốc

Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đến một số nước châu Á được xem là nỗ lực của Washington trong việc hàn gắn liên minh quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trên tàu sân bay Mỹ tập trận giữa nhiều tàu TQ ở Biển Đông

Các chỉ huy quân sự Mỹ nói sự hiện diện của các tàu sân bay như USS Ronald Reagan tạo nền tảng cho sự ổn định và khẳng định quyền tự do đi lại của mọi quốc gia trên Biển Đông.


Duy Anh

Bạn có thể quan tâm