Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ không ngại 'tấn công hạt nhân phủ đầu', giữ niềm tin cho đồng minh

Quan chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ sẽ giữ quyền tiến hành tấn công hạt nhân để đáp trả cuộc tấn công thông thường.

Quan chức này cho rằng các đồng minh Mỹ vốn tin tưởng rằng họ được bảo vệ và nếu Mỹ không duy trì chính sách "tấn công trước" sẽ làm xói mòn niềm tin đó, theo RT.

tan cong hat nhan truoc anh 1
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ. Ảnh: Reuters.

"Washington không có kế hoạch đảo ngược chính sách 'tấn công hạt nhân trước', điều đó có nghĩa là có thể đánh bom đối thủ bằng vũ khí hạt nhân trong tình huống đặc biệt", Trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về chính sách David Trachtenberg phát biểu trước Thượng viện ngày 28/3.

Ông Trachtenberg cho rằng Mỹ cần hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình trong khi Nga và Trung đang Quốc tăng cường tiềm lực hạt nhân. Mỹ cần thay đổi vấn đề mà ông mô tả là "sự mơ hồ mang tính xây dựng" này, nếu không thì sự răn đe của Washington sẽ bị suy yếu và làm tổn hại tới niềm tin của các đồng minh. Đồng thời theo ông, sự thiếu chắc chắn có thể khiến các quốc gia tự trang bị vũ khí hạt nhân.

Bản dự thảo Đánh giá Vị thế Hạt nhân (NPR) được TT Trump ủy quyền năm 2018 đã liệt kê một loạt tình huống mà Mỹ cần xem xét tấn công trước như các cuộc tấn công chiến lược quan trọng nhằm vào Mỹ, đồng minh hoặc đối tác, cũng như cơ sở hạ tầng và căn cứ chỉ huy, kiểm soát của nước này. NPR cũng cảnh báo các khả năng và đánh giá đối với các loại vũ khí thông thường.

Nếu chính sách "tấn công hạt nhân trước" được thông qua, quy tắc này sẽ là thay đổi lớn so với học thuyết hạt nhân trước đó của Mỹ và gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Nga. Moscow đã cáo buộc Washington trong vấn đề hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân và làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang.

Trao đổi với RT về ý kiến của ông Trachtenberg, ông Anton Morozov, thành viên của Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế, cho biết: "Vì không có mối đe dọa thực sự nào nên người Mỹ lợi dụng tình hình chính trị và căng thẳng trên thế giới mà chính họ tạo ra như mọi lần để làm giàu và khai thác lợi ích cho bản thân".

Nga và chương trình hiện đại hóa vũ khí của nước này là một trong những lý do chính cho luồng quan điểm trái chiều trên. Moscow đã đặt ra mục tiêu nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng hạt nhân chiến lược lên mức 67%. Tuy nhiên, học thuyết quân sự Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khi chủ quyền của Nga bị đe dọa.

Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã không loại trừ khả năng tiến hành đàm phán với Nga về các vấn đề kiểm soát vũ khí, cũng như kéo Trung Quốc vào cuộc thảo luận này.

Lo ngại Trung Quốc, Lầu Năm Góc 'sờ gáy' Google

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết sẽ gặp mặt Google trong tuần tới, đồng thời cảnh báo hoạt động liên doanh với Trung Quốc có thể tạo ra thách thức cho Mỹ.


Thăm Puerto Rico, ông Trump ‘nói về dùng vali hạt nhân với Triều Tiên'

Tổng thống Trump đến đảo Puerto Rico tháng 10/2017 để khảo sát thiệt hại gây ra bởi siêu bão Maria. Nhưng ông dường như không quá quan tâm đến tình cảnh của hòn đảo này.

Hà Lan

Bạn có thể quan tâm