Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ gián tiếp giúp Trung Quốc phát triển vũ khí

Các nhà khoa học từng làm việc cho các phòng thí nghiệm hàng đầu của Mỹ đã mang công nghệ tiên tiến trở về Trung Quốc, góp phần quan trọng cho sự phát triển vũ khí trong nước.

SCMP cho biết Bắc Kinh đã chiêu mộ nhiều nhà khoa học từng làm việc cho các phòng thí nghiệm hàng đầu của Mỹ về nước làm việc. Các nhà khoa học này đã gián tiếp mang công nghệ Mỹ đến Trung Quốc.

Các nhà khoa học này đang chủ trì các dự án quân sự như phát triển vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ, thiết kế tàu ngầm mới có khả năng tuần tra dọc bờ biển Mỹ, một số nhà nghiên cứu nói với SCMP.

Trong hơn một thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thu hút các nhà khoa học tài năng làm việc ở các phòng thí nghiệm liên quan đến vũ khí hạt nhân, các dự án nghiên cứu quân sự khác, những người từng làm việc tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, tập đoàn Lockheed Martin, Boeing.

Nhiều nhà khoa học đến Trung Quốc làm việc từng công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico, nơi chế tạo bom nguyên tử, Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore ở California, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân ở Wright-Patterson, Ohio.

vu khi Trung Quoc anh 1
Wen Ho Lee (giữa) bị cáo buộc bán thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến của Mỹ cho Trung Quốc. Ảnh: Asia Times.

Mặc dù chưa có số liệu chính thức, rất nhiều nhà khoa học tại Los Alamos đã trở lại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung Quốc, nơi mà mọi người gọi là “câu lạc bộ Los Alamos”.

Phòng thí nghiệm Los Alamos, nơi đây có nhiều cơ sở nghiên cứu quốc phòng, bao gồm nhiều siêu máy tính, máy gia tốc hạt được sử dụng cho nghiên cứu vũ khí. Phòng thí nghiệm đã thuê nhiều nhà khoa học nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt tài năng khoa học, kỹ thuật của Mỹ.

Theo trang web của Los Alamos, hơn 4% trong số 10.000 nhân viên có gốc châu Á. Năm 1999, Mỹ cáo buộc nhà vật lý hạt nhân người Đài Loan Wen Ho Lee đã chuyển thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ cho Trung Quốc.

Báo cáo của các phương tiện truyền thông sau đó cho biết, cáo buộc dành cho ông Wen được giảm xuống vào năm 2006 do thiếu bằng chứng nhưng vụ việc làm dấy lên mối quan ngại về các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại phòng thí nghiệm.

vu khi Trung Quoc anh 2
Nhiều nhà khoa học từng làm việc tại Mỹ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển vũ khí hiện đại ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Bắc Kinh đã áp dụng chính sách thu hút nhân tài từ nước ngoài kể từ khi thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Qian Xuesen, người từng làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts đã trở về nước năm 1955 để lãnh đạo chương trình nghiên cứu không gian và tên lửa của nước này.

Những năm gần đây, Bắc Kinh áp dụng thêm biện pháp khuyến khích tài chính, kêu gọi lòng yêu nước và hứa hẹn triển vọng nghề nghiệp tốt hơn để thu hút các nhà khoa học nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực quốc phòng.

Chen Shiyi, người từng làm việc tại Los Alamos, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm Sự biến dạng và Hệ thống phức tạp, Đại học Bắc Kinh đã góp phần quan trọng trong việc phát triển phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc nói với SCMP.

Chen từng là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phi tuyến, Phòng thí nghiệm Los Alamos. Ông ta từ bỏ công việc cao cấp của mình vào năm 1999 và trở về Trung Quốc vào năm 2001. Ông Chen được cho là có công lớn trong việc xây dựng hầm gió đầu tiên của Trung Quốc.

Tiến sĩ He Guowei, rời Los Alamos vào đầu những năm 2000 hiện chủ trì dự án phát triển máy tính để phát triển mô hình tàu ngầm chính xác hơn. Tuy vậy, một số nhà khoa học khác trở về Trung Quốc nhưng không tham gia vào lĩnh vực phát triển quốc phòng.

Trung Quốc phát triển tên lửa 'quái vật' đối phó Mỹ

Trung Quốc đang phát triển tên lửa không đối không tầm siêu xa có thể đe dọa các máy bay tiếp dầu và chỉ huy trên không hùng hậu của Mỹ.

5 vũ khí Trung Quốc có thể sao chép từ Nga, Mỹ

Theo truyền thông phương Tây, máy bay đánh chặn J-7, tiêm kích J-11 được cho là những vũ khí điển hình mà Trung Quốc sản xuất dựa trên việc sao chép từ nước ngoài.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm