Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ dùng trực thăng tối tân trong chiến dịch giải cứu Foley

Mỹ đã huy động Trung đoàn không vận các chiến dịch đặc biệt 160 mật danh Biệt Kích Đêm và các trực thăng hiện đại nhất cho chiến dịch giải cứu nhà báo James Foley.

Máy bay vận tải AC-130 bắn pháo sáng nhằm đánh lạc hướng tên lửa. Ảnh: Wikipedia

ABC News dẫn nguồn tin độc quyền cho biết chiến dịch giải cứu Foley của biệt kích Mỹ có quy mô vượt trội hơn hẳn so các nhiệm vụ trước đó. Nhằm đưa quân áp sát mục tiêu gần Raqqah, Syria, Mỹ đã huy động 24 binh sĩ tinh nhuệ và nhiều máy bay trực thăng. Ngoài ra, không quân Mỹ còn cử đến một chiếc máy bay vận tải AC-130 đã được trang bị những thiết bị điện tử tinh vi và khả năng vũ trang để hỗ trợ từ trên không.

Số binh sĩ và phương tiện tham gia nhiệm vụ giải cứu phóng viên Foley vượt trội hơn hẳn so với cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Abottabad, Pakistan năm 2011. Trong chiến dịch hạ sát trùm khủng bố, Mỹ huy động các thành viên Đội 6, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL) cùng 2 chiếc máy bay trực thăng (chưa rõ loại).

Trong khi đó, Trung đoàn 160 phải huy động máy bay chuyên dụng để "hàng chục" biệt kích tiếp cận mục tiêu từ trên cao. Sứ mệnh giải cứu con tin người Mỹ Foley có thể nguy hiểm hơn chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden vì Raqqah là một trong những thành trì vững chắc nhất của các chiến binh IS. Đây là chiến dịch lớn và rất nguy hiểm.

Trực thăng Trung đoàn không vận các chiến dịch đặc biệt 160 thả quân trên đỉnh núi lởm chởm. Ảnh minh họa: Business Insider

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết: "Chiến dịch giải cứu con tin này diễn ra hoàn hảo với duy nhất một lính Mỹ bị thương. Tuy nhiên, lực lượng biệt kích không tìm thấy con tin ở địa điểm đổ bộ".

Biệt kích Mỹ đáp xuống khu vực lởm chởm đá ong ở Raqqah, Syria. Họ phải chiến đấu với hơn 100 chiến binh IS và tiêu diệt 15 tên trong số đó. Tuy nhiên, biệt kích Mỹ vội vã rút khỏi khu vực khi không phát hiện con tin.

Lầu Năm Góc không nêu chính xác vị trí và thời gian đặc nhiệm Mỹ tiến hành cuộc đột kích ngoài thông tin nó diễn ra trong tháng 7. Trong khi đó, một nhà hoạt động người Syria cho biết cuộc đột kích xảy ra ở nơi anh ta sống tối hôm 3/7. Đặc nhiệm Mỹ sử dụng những trực thăng "giảm thanh" để tiếp cận khu vực đổ bộ.

Máy bay trực thăng "giảm thanh" mà nhân chứng nhắc đến có thể là những chiếc Blackhawk cải tiến, tương tự phương tiện mà Đội 6 Biệt kích hải quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan. Tuy nhiên, những thông số hay hình ảnh về loại máy bay này chưa từng xuất hiện trên các trang báo.

Hôm 20/8, Washington Post cho biết quân đội Mỹ sử dụng trực thăng đặc biệt trong chiến dịch giải cứu bất thành phóng viên Foley. Đặc nhiệm Mỹ không tìm thấy các con tin, trong đó có Foley, nhưng họ đã thu giữ "vật liệu lạ" từ căn cứ các chiến binh Hồi giáo cực đoan.

Vị trí Raqqah trên bản đồ Syria. Ảnh: Google

Vì sao chiến dịch giải cứu James Foley của Mỹ thất bại?

Việc tình báo Mỹ biết rất ít về các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) là một trong những lý do khiến biệt kích Mỹ đáp nhầm chỗ trong chiến dịch giải cứu James Foley hồi tháng 7.

Đặc nhiệm Mỹ bất lực khi giải cứu nhà báo James Foley

Hàng chục lính biệt kích ưu tú nhất thuộc hai lực lượng đặc nhiệm Delta và SEAL của Mỹ đã không thể giải cứu nhà báo James Foley và các con tin khác.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm