Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đưa thêm ‘quái vật’ MV-22 Osprey tới Nhật Bản

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Mỹ vừa đạt được thỏa thuận với Nhật Bản để đưa lô 12 trực thăng MV-22 Osprey thứ 2 tới đồn trú tại đảo Okinawa vào tháng 7.

Mỹ đưa thêm ‘quái vật’ MV-22 Osprey tới Nhật Bản

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Mỹ vừa đạt được thỏa thuận với Nhật Bản để đưa lô 12 trực thăng MV-22 Osprey thứ 2 tới đồn trú tại đảo Okinawa vào tháng 7.

Nhiều khả năng, nhóm máy bay trực thăng vận tải đa nhiệm này sẽ được đặt ở căn cứ không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Iwakuni, tỉnh Yamaguchi. Sau khi hoàn tất các thử nghiệm và bảo trì, chúng sẽ được đưa tới đồn trú tại căn cứ Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa.

Quái vật MV-22 Osprey.

Đây sẽ là lô trực thăng MV-22 Osprey thứ 2 Mỹ đưa tới Nhật Bản kể từ 1/10 năm ngoái. Theo đúng kế hoạch, Mỹ sẽ để 24 chiếc MV-22 Osprey, phiên bản trên biển của quái vật V-22 Osprey, đồn trú ở Okinawa thay thế cho phi đội CH-46 Sea Knight đã lỗi thời của Hải quân Mỹ. Theo dự kiến, kế hoạch này sẽ được hoàn tất muộn nhất vào năm 2014.

Tin từ Tân Hoa Xã cho biết, phía Mỹ đề xuất việc chuyển thẳng lô trực thăng thứ 2 tới Okinawa nhưng không nhận được sự chấp thuận của Tokyo bởi lo ngại, người dân địa phương sẽ phản đối mạnh mẽ kế hoạch này. Chính vì vậy, phi đội MV-22 Osprey buộc phải quá cảnh ở Futenma trước khi được đưa đến Okinawa.

Nhờ khả năng cất cánh thẳng đứng nên MV-22 Osprey dễ dàng hoạt động trên tàu sân bay.

Trên thực tế, khá nhiều người dân Nhật Bản phản đối sự hiện diện của MV-22 Osprey, phiên bản trên biển của V-22 Osprey gần nơi sinh sống của họ vì hàng loạt tai nạn do quái vật “lắm tài nhiều tật” này gây ra. Trong suốt quá trình phát triển và thử nghiệm, những tai nạn liên tiếp xảy ra với V-22 Osprey khiến ít nhất 30 người tử nạn. Tham vọng sở hữu chiếc máy bay này cũng ngốn không ít tiền của và thời gian của quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, đảo Okinawa, nơi MV-22 Osprey đồn trú, nằm gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Chính vì lẽ đó, sự hiện diện của phi đội quái vật MV-22 Osprey sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các hoạt động của Trung Quốc. Trên thực tế, MV-22 Osprey vượt trội hơn rất nhiều so với CH-46 Sea Knight nên nó đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu tác chiến trong thời gian ngắn hơn rất nhiều.

Tốc độ nhanh cùng tính cơ động cao giúp MV-22 Osprey cơ động hơn trực thăng vận tải khác.

Trên thực tế, MV-22 Osprey có phạm vi hoạt động 1.627 km, bán kính hoạt động 722 km với vận tốc tối đa 509 km/h trên biển. Với trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn cùng với khả năng cất cánh thẳng đứng, MV-22 Osprey đồn trú ở Okinawa sẽ nhanh chóng có mặt tại Senkaku/Điếu Ngư trong chưa đầy một tiếng kể từ khi nhận được lệnh xuất phát.

Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chuyên chở tối đa 32 binh sĩ cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Do được thiết kế nhằm mục đích vận tải đa năng nên MV-22 Osprey chỉ được trang bị một súng máy M420 cỡ nòng 7,62 mm hoặc súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Ngoài ra, nó còn được trang bị dưới bụng súng máy GAU-17 cỡ nòng 7,62 mm có khả năng thu vào. Súng này được gắn máy quay, giúp phi công dễ dàng điều khiển từ buồng lái.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm