Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đe dọa 'hủy diệt' Triều Tiên nếu tiếp tục khiêu khích

Chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử tên lửa thứ 15 trong năm.

Channel News Asia cho biết trước cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong tuần này tại New York, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố nếu Triều Tiên tiếp tục gây đe dọa cho Mỹ và đồng minh, "họ sẽ bị hủy diệt".

"Không ai trong chúng tôi muốn chiến tranh. Chúng tôi muốn có trách nhiệm và dùng tất cả các biện pháp ngoại giao để được chú ý trước. Nếu điều đó không hiệu quả, tướng James Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - sẽ lo phần còn lại", bà nói trong cuộc phỏng vấn với CNN.

My doa Trieu Tien bi huy diet anh 1
Tin tức về vụ thử tên lửa hôm 15/9 của Triều Tiên được phát trên truyền hình Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Trong lúc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa và thử hạt nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 19/9, gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 21/9 tới. 

Trước đó, hôm 16/9, Tổng thống Trump và Tổng thống Moon đã có cuộc điện đàm qua điện thoại, 2 bên đồng ý gây áp lực mạnh hơn lên chính quyền Triều Tiên, và rằng Bình Nhưỡng phải nhận thức được nếu họ "tiếp tục khiêu khích", nước này sẽ bước vào "con đường sụp đổ".

Cho đến lúc này, các biện pháp gây áp lực lên Triều Tiên như lệnh trừng phạt đều không có hiệu quả, thậm chí còn kéo theo các hành động khiêu khích dữ dội hơn.

Hồi đầu tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết mới siết chặt các biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên về xuất khẩu và năng lượng. Sau đó 4 ngày, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa đạn đạo, tên lửa bay hơn 3.700 km, ngang qua Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương.

Đây đã là vụ thử tên lửa thứ 15 của Triều Tiên trong năm nay. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông H.R.McMaster nói rằng nếu các biện pháp ngoại giao và kinh tế thất bại, "chúng tôi phải tính đến mọi phương án".

Trong lúc đó, chính quyền Mỹ và Trung Quốc lại rơi vào một cuộc "đấu khẩu" liên quan đến việc ai nên chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên. 

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khơi mào cuộc tranh cãi khi ông chỉ đích danh Trung Quốc và Nga là 2 quốc gia có thể kiềm chế Triều Tiên. 

"Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên phần lớn lượng dầu họ sử dụng. Nga là nhà tiếp nhận lao động Triều Tiên lớn nhất", ông nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả rằng cốt lõi trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên hiện nay là mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Mỹ, vì thế Washington cần gánh trách nhiệm này.

Triều Tiên toan tính gì sau những vụ thử tên lửa liên tiếp Vụ phóng tên lửa hôm 15/9 là lần thứ 15 Triều Tiên phóng tên lửa trong năm nay. Mục tiêu cuối cùng của nước này là vươn tới năng lực tấn công Mỹ bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

TT Trump chỉ trích 'gã tên lửa' Kim Jong Un

Trong dòng chia sẻ trên mạng xã hội Twitter vào sáng 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên là "gã tên lửa".

Triều Tiên lại thử tên lửa: Xung đột hay cơ hội đàm phán gần hơn?

Tên lửa vừa phóng của Triều Tiên không nhằm trực tiếp vào lãnh thổ Mỹ hay Nhật Bản nhưng nó là cảnh báo cho thấy Bình Nhưỡng đang hoàn thiện năng lực tấn công các nước này.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm