Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu bom nguyên tử mới để đối phó Nga

Quân đội Mỹ muốn nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và phát triển một loại bom nguyên tử hạng nhẹ mới, chủ yếu là để đối phó với các hoạt động của Nga, theo tuyên bố của Lầu Năm Góc.

Tài liệu Đánh giá Tình hình Hạt nhân, được công bố hôm 2/2, vạch ra những tham vọng của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump, theo AFP. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010 Bộ Quốc phòng Mỹ công bố những dự báo của mình về nguy cơ hạt nhân trong vài thập kỷ tới.

Tài liệu này cũng đánh dấu việc chính quyền Trump từ bỏ một số nội dung trong tầm nhìn về tương lai nguyên tử của Mỹ dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, người từng kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân trong một phát biểu nổi tiếng tại Prague hồi năm 2009.

"Đây là phản ứng trước hoạt động tăng cường năng lực (quân sự) của Nga cũng như bản chất của những chiến lược và học thuyết của họ", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis viết trong lời giới thiệu tài liệu dày 75 trang.

my phat trien bom nguyen tu moi anh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Getty.

"Những sự phát triển này, cùng với việc Nga sáp nhập Crimea và đe dọa chống lại các đồng minh của chúng ta, đánh dấu việc Moscow đã quyết định quay trở lại cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường", người đứng đầu Lầu Năm Góc viết.

Lầu Năm Góc lo ngại về việc Nga cho rằng Mỹ sẽ không cho nổ các quả bom nguyên tử hạng nặng phổ biến vì sức công phá khủng khiếp của chúng. Do đó, Mỹ và NATO cần thêm nhiều lựa chọn vũ khí hạng nhẹ đáng tin cậy để "buộc lãnh đạo Nga tin rằng nếu họ châm ngòi cho việc sử dụng hạt nhân, chúng ta sẽ không cho phép họ đạt được mục tiêu và gây ra tổn thất lớn hơn lợi ích mà họ có thể giành được".

Chiến lược mới kêu gọi tiếp tục chương trình hiện đại hóa hạt nhân mà ông Obama đề ra, bao gồm 3 trụ cột chính: vũ khí đạn đạo liên lục địa trên mặt đất, tên lửa phóng từ tàu ngầm và bom được thả từ máy bay. Tuy nhiên, không giống chiến lược của Obama vốn nhấn mạnh việc cắt giảm vai trò của vũ khí hạt nhân, chính sách mới mang giọng điệu quyết đoán hơn.

Vũ khí hạt nhân hạng nhẹ, còn được gọi là bom "chiến thuật", vẫn có sức công phá lớn với mức độ hủy diệt tương đương hai quả bom từng được thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi cuối Thế chiến II.

Sức mạnh đáng gờm của tàu sân bay Mỹ Mỹ sở hữu hơn một nửa số tàu sân bay trên thế giới, với sức mạnh đáng gờm cùng những trang bị tối tân như lò phản ứng hạt nhân, tên lửa tầm trung và vũ khí tầm gần.

Mỹ nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí công nghệ cao

Quy định mới cho phép các quốc gia trên thế giới mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ dễ dàng hơn nhưng giới phân tích cảnh báo nguy cơ bùng phát bạo lực.

Sát thủ diệt tàu sân bay của Trung Quốc đe dọa Hải quân Mỹ

Phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D với sức mạnh tăng thêm 30% có thể đe dọa hoạt động của Hải quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm