Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đặt mục tiêu trở lại vị thế cường quốc sản xuất chip

Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo khẳng định Đạo luật CHIPS và Khoa học sẽ giúp Mỹ trở thành ngôi nhà của toàn bộ chuỗi cung ứng silicon.

Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố Mỹ sẽ sản xuất khoảng 20% số chip logic tiên tiến nhất thế giới vào năm 2030. Ảnh: New York Times.

Trong bài phát biểu vào ngày 26/2, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố Mỹ sẽ sản xuất khoảng 20% số chip logic tiên tiến nhất thế giới vào năm 2030, với sự hỗ trợ từ chuỗi cung ứng trong nước.

Theo bà Raimondo, nước Mỹ sẽ không thể dẫn đầu thế giới nếu bị phụ thuộc vào khâu sản xuất chip tiên tiến từ một số nước châu Á, đặc biệt là trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang trở thành công nghệ quyết định của thế giới.

Bộ trưởng Thương mại khẳng định Đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 52,7 tỷ USD nhằm đưa ngành sản xuất chip quay trở về Mỹ sẽ giúp xoay chuyển cục diện.

“Chúng tôi cho rằng các khoản đầu tư vào chip logic tiên tiến và khâu sản xuất nó sẽ đưa đất nước này đi đúng hướng. Hiện nay, chúng ta đang ở mức 0. Cuối thập kỷ này, nước Mỹ sẽ là nơi sản xuất khoảng 20% ​​​​chip logic tiên tiến nhất thế giới", bà Raimondo nói.

Đạo luật CHIPS và Khoa học của Mỹ được quốc hội nước này thông qua trong tháng 8/2022.

Đây là một phần trong phản ứng của Mỹ trong cuộc chạy đua công nghệ với Bắc Kinh, đặc biệt là khi các công ty Mỹ yêu cầu chính phủ hỗ trợ nhiều hơn để giảm sự phụ thuộc vào linh kiện được sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc.

Bà Raimondo cũng cho biết thêm chính quyền Tổng thống Joe Biden tin rằng họ sẽ thành công trong việc sản xuất chip nhớ tiên tiến hàng đầu với chi phí cạnh tranh “trên quy mô lớn” ở Mỹ.

“Tôi tin tưởng rằng Mỹ có thể trở thành ngôi nhà của toàn bộ chuỗi cung ứng silicon để sản xuất những con chip tiên tiến này, từ sản xuất polysilicon đến những miếng wafer", Bộ trưởng Thương mại Mỹ tuyên bố.

Nhân loại sẽ đối đầu với trí tuệ nhân tạo như thế nào

Trong cuốn sách "Framers - Nhân loại đối đầu nhân tạo", các tác giả nhận định con người vẫn có lợi thế trong thời đại công nghệ.

Người hùng thầm lặng của AI

Vị tỷ phú 77 tuổi đóng góp hơn nửa tỷ USD cho các hoạt động quan trọng về AI, gồm giáo dục và nghiên cứu.

Anh Tuấn

Bạn có thể quan tâm