Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đã làm gì khi ‘Hội chứng Havana’ xảy ra ở Trung Quốc?

Đến nay, chính quyền của Tổng thống Trump vẫn chưa lý giải việc hàng loạt nhân viên đại sứ quán tại Quảng Châu, Trung Quốc, gặp phải vấn đề về sức khỏe vào năm 2018.

Năm 2016 và 2017, các nhà ngoại giao Mỹ làm việc tại Havana, Cuba, đã gặp nhiều triệu chứng bất thường về sức khỏe như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi hay đau đầu. Một số người còn đối mặt với chứng suy giảm thị lực và thính lực nghiêm trọng.

Trước tình hình nhiều người Mỹ mắc “Hội chứng Havana”, giới chức đặt ra giả quyết họ bị tấn công bằng một loại vũ khí âm thanh nào đó. Mối nghi ngờ đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Washington và đảo quốc vùng Carribean trở nên căng thẳng.

My lam gi khi ‘Hoi chung Havana’ xay ra o Trung Quoc? anh 1

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký kết điều khoản hạn chế trao đổi đối tác với Cuba. Ảnh: New York Times.

Khi ấy, Tổng thống Donald Trump lập tức phát đi cảnh báo, đồng thời tuyên bố giới ngoại giao Mỹ đang trải qua “các cuộc tấn công có chủ đích”. Sau khi rút nhân viên từ đại sứ quán Mỹ tại Cuba, ông Trump tiếp tục trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba đang làm việc ở Mỹ. Dù phía Cuba đã phủ nhận mọi cáo buộc, chính quyền Trump vẫn tiến hành một cuộc rà soát độc lập.

Đến nửa đầu năm 2018, các nhà ngoại giao Mỹ làm việc ở Quảng Châu, Trung Quốc, tiếp tục gặp nhiều vấn đề sức khỏe giống với “Hội chứng Havana”. Song lần này, chính phủ Mỹ không đưa ra những quyết định mạnh mẽ và cứng rắn để xử lý vụ việc.

Sự cố sức khỏe

Mọi chuyện bắt đầu vào mùa xuân năm 2018 tại Quảng Châu, khi nhà ngoại giao Mark Lenzi và vợ bị đánh thức bởi những tiếng động lạ. Sau nhiều đêm trằn trọc, họ cảm thấy choáng váng, đau đầu, mất trí nhớ trong khi trẻ em trong nhà đều bị chảy máu mũi.

Ngoài ông Mark Lenzi, hàng chục quan chức Mỹ và thành viên gia đình đang sinh sống tại Trung Quốc cũng gặp phải tình huống tương tự. Họ cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí không phải là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng này.

Dù sự kiện này giống “Hiện tượng Havana” xảy ra vào năm 2016 và 2017, chính phủ Mỹ lại chọn cách tiếp cận mềm mỏng hơn. Bộ Ngoại giao quyết định sơ tán các quan chức liên bang song tuyên bố những gì xảy ra ở Trung Quốc là “một sự cố sức khỏe”.

Lúc này, phần lớn quan chức Mỹ ở Quảng Châu đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại. Đây cũng là thời điểm ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên, theo New York Times.

My lam gi khi ‘Hoi chung Havana’ xay ra o Trung Quoc? anh 2

Đại sứ quán Mỹ tại Havana, Cuba. Ảnh: New York Times.

Do đó, nhiều nhà quan sát nhận định ông Trump không thể mạnh tay xử lý Trung Quốc như ông từng làm với Cuba do việc này có thể phá hỏng quan hệ ngoại giao và làm tê liệt các nỗ lực kinh tế.

Trở về từ Quảng Châu, các nhà ngoại giao Mỹ chỉ được nghỉ phép không lương thay vì được điều trị và phục hồi chức năng. Chính quyền Trump cũng không phát động một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao cho biết: “Sự an toàn và an ninh của nhân viên Mỹ cùng thân nhân của họ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Hiện chính phủ Mỹ chưa xác định được nguyên nhân cũng như tác nhân gây ra sự cố sức khỏe ở Quảng Châu”.

Cuộc đấu tranh chưa kết thúc

Sau 2 năm, các nhà ngoại giao Mỹ từng phải sơ tán khỏi Quảng Châu (Trung Quốc) vẫn đang đấu tranh vì quyền lợi của mình. Trên thực tế, họ phải chịu nhiều thiệt thòi và không được nhận những khoản phúc lợi xứng đáng so với nạn nhân của “Hiện tượng Havana”.

Nhà ngoại giao Mỹ Mark Lenzi đã đâm đơn kiện Bộ Ngoại giao vì những hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật. “Đây là một sự che đậy có chủ ý từ cấp cao”, ông Lenzi tuyên bố.

Văn phòng Luật sư Đặc biệt của Mỹ cũng đang triển khai hai cuộc điều tra nhắm vào cách xử lý của Bộ Ngoại giao. Theo The Times, các điều tra viên tại Văn phòng Luật sư Đặc biệt đã tìm thấy “những sai phạm đáng kể” trong quá trình xử lý tình hình ở Quảng Châu.

My lam gi khi ‘Hoi chung Havana’ xay ra o Trung Quoc? anh 3

Nhà ngoại giao Mark Lenzi tham gia buổi trị liệu. Ảnh: New York Times.

Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, đảng viên Dân chủ từ bang New York, bình luận: “Những tổn thất và cách xử lý của chính phủ Mỹ là cơn ác mộng đối với những công chức tận tụy và thành viên gia đình của họ. Khi tình trạng hỗn loạn, đau khổ và chia rẽ kéo dài, đối thủ của Mỹ sẽ được hưởng lợi”.

Chủ tịch Ủy ban Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, tiến sĩ David Relman tại Đại học Stanford, cũng đang xem xét chi tiết vụ việc. Ông Relman cho biết ông “vô cùng buồn và thất vọng” khi Bộ Ngoại giao từ chối công khai thông tin trước công chúng và Quốc hội.

Tình hình vẫn đi vào bế tắc khi giới chức và các nhà khoa học Mỹ chưa xác định được bản chất vụ việc. Nhiều nhà ngoại giao và nhà khoa học nghi ngờ một loại vũ khí đã tạo ra bức xạ vi sóng và tác động lên hệ thần kinh của nạn nhân. Song một số chuyên gia y tế và quan chức Mỹ lại cho rằng đây chỉ là căn bệnh tâm lý được hình thành trong môi trường làm việc căng thẳng ở nước ngoài.

Đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa làm rõ quan điểm và chưa công bố số liệu chính thức về vụ việc. Theo New York Times, Trung tâm Phục hồi Chấn thương Não bộ của Đại học Pennsylvania đã tiếp nhận 44 nhà ngoại giao Mỹ trở về từ Cuba và 15 người trở về từ Trung Quốc.

Tại đây, các bác sĩ điều trị từ chối bình luận chi tiết song đã bác bỏ giả thuyết về một căn bệnh tâm lý. Theo các bác sĩ, những bệnh nhân này đều gặp phải chấn thương não bộ do tác động bên ngoài.

Mỹ đưa 6 cơ quan báo chí Trung Quốc vào nhóm phái bộ nước ngoài

Động thái này của Washington buộc các đơn vị báo chí Trung Quốc phải cung cấp thông tin về nhân viên và bất động sản mà họ sở hữu ở Mỹ.

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây ra thảm họa ở sông Mekong

Quan chức Mỹ chỉ trích sự thiếu minh bạch và hoạt động từ các con đập ở thượng nguồn của Trung Quốc đang gây ra những hệ quả nghiêm trọng tại khu vực hạ lưu sông Mekong.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm