Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ chế tạo đạn xuyên giáp dưới nước, có thể hạ gục tàu ngầm

Hải quân Mỹ đang thử nghiệm loại đạn xuyên giáp dưới nước có thể xuyên thủng lớp thép dày 2 cm khi bắn ở cự ly 17 m, có thể hạ tàu ngầm đối phương.

Defense One cho biết loại đạn mới được phát triển bởi DSG Technologies có thể tạo ra lợi thế cho các biệt kích người nhái bằng cách cho phép họ bắn dưới nước. Đan CAV-X được chế tạo bằng hợp kim vonfram với khả năng xuyên giáp mạnh mẽ.

Sau khi được bắn khỏi nòng súng, nó tạo ra một lớp bong bóng khí, còn gọi là “siêu khoang” cho phép đạn di chuyển với tốc độ nhanh dưới nước. Những viên đạn thông thường không có siêu khoang này di chuyển dưới nước rất chậm và nhanh chóng bị mất động năng do ma sát.

Viên đạn di chuyển trong không khí với tốc độ khoảng 900 m/s, tốc độ đó nhanh chóng chậm lại đến mức dừng hẳn khi viên đạn đi qua môi trường dày đặc hơn như nước. Theo DSG Technologies, tùy thuộc vào loại vũ khí, loại đạn này phù hợp để bắn trong khi vũ khí gập hoàn toàn, hoặc một phần dưới nước để tấn công mục tiêu trong nước hay trên bề mặt.

Dan xuyen giap duoi nuoc anh 1

Đạn xuyên giáp dưới nước trong một lần thử nghiệm. Ảnh: DSG.

Một sĩ quan báo chí, thuộc Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ, nói với Business Insider, rằng loại đạn mới được Văn phòng hỗ trợ kỹ thuật chống khủng bố (CTTSO) thử nghiệm. CTTSO cũng xác nhận họ đang thử nghiệm loại đạn siêu khoang, nhưng từ chối trả lời câu hỏi các thành viên thuộc lực lượng đặc nhiệm có tham gia thử nghiệm hay không.

Đại diện của DSG nói với Defense News rằng loại đạn mới đã trải qua nhiều đợt thử nghiệm, trong đó có thử nghiệm bắn từ dưới nước lên.

Theo Defense One, đạn CAV-X, cỡ nòng 12,7 mm có thể di chuyển  tới 60 m dưới nước và có thể xuyên qua lớp thép dày 2 cm, khi bắn ở cự ly 17 mm, cho thấy nó có thể được sử dụng để xuyên thủng tàu ngầm.

Odd Leonhardsen, giám đốc khoa học của DSG giải thích bong bóng khí và hiệu ứng siêu khoang của nó được tạo ra bởi tốc độ của viên đạn khi rời khỏi nòng súng. Viên đạn được cân bằng một cách hoàn hảo và xoáy trong nước với tốc độ cao giúp tạo nên tạo nên siêu khoang từ các bong bóng khí.

Phần mũi của viên đạn là nơi duy nhất tiếp xúc với nước. Đạn có thể bắn với những khẩu súng thông thường, nhưng sẽ cần một khẩu súng nạp đạn bằng khí nén để bắn dưới nước.

Lộ diện mẫu súng trường tương lai của quân đội Mỹ

3 mẫu súng trường tương lai của quân đội Mỹ sử dụng đạn 6,8 mm, loa che lửa đầu nòng thế hệ mới cùng loại kính ngắm có thể tự điều chỉnh theo nhiệt độ và tốc độ gió.

Binh lính Mỹ vừa đánh bài vừa ôn luyện vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran

Quân đội Mỹ đã phát hành 70.000 bộ bài Tây có in hình vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran để giúp binh sĩ tăng khả năng nhận biết thiết bị của các nước đối thủ.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm