Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam như thế nào?

Áp đặt lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam từ 1984, nhưng Mỹ lại bắt đầu muốn cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí để hiện đại hóa quân đội.

Binh sĩ Mỹ sử dụng súng phóng lựu bán tự động XM25 CDTE. Ảnh: Flick
Binh sĩ Mỹ sử dụng súng phóng lựu bán tự động XM25 CDTE. Ảnh: Flick

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực vận động gỡ bỏ lệnh cấm vận này. Các chuyến thăm hồi tháng 8 năm nay của các lãnh đạo Mỹ, gồm Thượng nghị sĩ John McCain và đại tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã mở ra triển vọng tích cực về khả năng cung cấp vũ khí cho Việt Nam.

Phải thông qua luật

Việc chính quyền Mỹ thay đổi quan điểm mềm mỏng hơn đối với thỏa thuận vũ khí sát thương với Việt Nam dường như là kết quả của chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama trong mấy năm qua. Tuy nhiên, ngoài mục đích tăng cường an ninh, Mỹ cũng thể hiện rõ mong muốn mở rộng thương mại trong khu vực qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong thời gian thăm Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCain đã khẳng định thỏa thuận bán vũ khí có thể được tiến hành vào tháng 9 năm nay. Theo quan điểm của ông, thỏa thuận này sẽ được chia thành nhiều giai đoạn, tùy thuộc việc xử lý các vấn đề nhân quyền mà nước Mỹ quan tâm, mà những vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết.

Với tầm quan trọng như vậy của thỏa thuận vũ khí Việt - Mỹ thì quy trình phê chuẩn thỏa thuận sẽ được tiến hành như thế nào?

Trước hết, Quốc hội Mỹ cần ban hành luật mới sửa đổi lại luật đã ban hành năm 1976, được biết đến là "Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí". Luật này nghiêm cấm việc buôn bán vũ khí sang Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Để sửa đổi luật này, cả Hạ viện và Thượng viện sẽ đều phải chuẩn bị một dự thảo luật, trong đó chỉ rõ luật năm 1976 cần được sửa đổi lại như thế nào để có thể cho phép cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Sau đó, các nghị sĩ của lưỡng viện sẽ họp ủy ban chung để thống nhất về các điều khoản sửa đổi. Các thay đổi cần phải được đa số phiếu đồng ý trước khi trình lên Tổng thống Barack Obama, người sẽ quyết định số phận của luật mới. Ông có thể sẽ đồng ý phê chuẩn đưa ra luật mới hoặc sẽ phủ quyết.

Bộ Ngoại giao Mỹ là cơ quan thực hiện luật và theo dõi việc tuân thủ của phía Chính phủ Việt Nam. Lưỡng viện Quốc hội có thể ban hành nghị quyết chung dừng việc mua bán vũ khí nếu nghi ngờ có vấn đề trong việc tuân thủ các điều khoản luật.

Quy trình sửa đổi các luật hiện hành có thể chỉ mất vài ngày hoặc đến hàng tháng tùy thuộc quan điểm chính trị, tranh chấp luật và bầu cử quốc hội (sẽ được tổ chức tháng 11 năm nay). Vì vậy, dự đoán của thượng nghị sĩ McCain về một thỏa thuận đạt được vào tháng 9 là hoàn toàn có khả năng.

Các nút thắt

Có thể có các nút thắt tồn tại ở đâu? Chúng ta có thể mặc định là khi Tổng thống Obama cử một quan chức quân đội cao cấp nhất sang Việt Nam thì điều đó đã thể hiện rõ sự ủng hộ của ông đối với yêu cầu của Việt Nam. Nỗ lực không ngừng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, trong việc ủng hộ chính sách xoay trục sang châu Á và đặc biệt là Việt Nam đã cho thấy vấn đề không nằm ở phía chính quyền Mỹ.

Chỉ có thể có một cản trở duy nhất là Tổng thống Obama đã và đang quá mệt mỏi không chỉ với những khủng hoảng chính sách đối ngoại ở Trung Đông, châu Phi và Ukraina, mà còn bởi những căng thẳng sắc tộc và vấn đề nhập cư trong chính sách đối nội, chưa nói đến cuộc bầu cử sắp tới cuối năm nay.

Từ trước đến nay, Tổng thống Obama đã xao nhãng khá nhiều với khu vực châu Á, ông đã bỏ lỡ nhiều cuộc họp với các nhà lãnh đạo trong khu vực và chưa xây dựng được liên minh đủ mạnh ở quốc hội trong việc ban hành luật, trong đó có TPP.

Điều cần có lúc này là Tổng thống Obama phải dành sự ủng hộ cao nhất cho thỏa thuận mua bán vũ khí và đảm bảo đạt được sự nhất trí của Quốc hội.

Hạ viện Mỹ có vẻ không có vấn đề gì với thỏa thuận mua bán vũ khí. Hạ viện hiện do Đảng Cộng hòa nắm giữ, cũng có nghĩa là việc sửa đổi luật sẽ dễ dàng được thông qua. Trong khi đó, đảng Dân chủ đang kiểm soát Thượng viện. Tuy nhiên, sự ủng hộ của thượng nghị sĩ John McCain sẽ kéo theo toàn bộ phiếu thuận của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện bởi ông là người rất có uy tín trong các vấn đề đối ngoại và an ninh. Và vì vậy, việc các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ cũng sẽ hợp tác để thông qua là khá chắc chắn.

Tuy nhiên, năm nay cũng là năm bầu cử quốc hội nên có khả năng lãnh đạo Thượng viện, ông Harry Reid, sẽ trì hoãn hoặc triệt tiêu dự luật này nếu ông tin rằng điều đó sẽ giúp ông ghi điểm trước đảng Cộng hòa hoặc giúp đảng Dân chủ vượt lên trên trong cuộc đua sắp tới. Trước đây, ông từng tuyên bố sẽ không để Thượng viện thông qua Hiệp định TPP của Tổng thống Obama.

5 trực thăng khét tiếng nhất của không quân Mỹ

Những mẫu trực thăng hiện đại và có khả năng chiến đấu hàng đầu thế giới mà không quân Mỹ đang sở hữu chính là nỗi ám ảnh thường trực với đối phương.

http://tuoitre.vn/the-gioi/625533/my-bo-lenh-cam-ban-vu-khi-cho-viet-nam%C2%A0the-nao.html

Theo Thúy Đào/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm