Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Murakami không muốn khép lại vụ án sát nhân của giáo phái Ngày tận thế

Khi thành viên giáo phải Ngày tận thế bị xử tử, Haruki Murakami đã đọc lại "Ngầm" - cuốn sách phi hư cấu ông viết về vụ thảm sát kinh hoàng - và tim ông như nghẹn lại.

Tiểu thuyết gia hàng đầu Nhật Bản, tác giả cuốn sách Ngầm (Underground) - một tác phẩm phi hư cấu khảo cứu và bình luận về những tác động của vụ tấn công tàu điện ngầm ở Tokyo bằng khí độc sarin năm 1995 - nói rằng ông không thể phản biện gì cho việc tòa án kết án tử hình những tội phạm giết người trong trường hợp này.

Mặc dù Haruki Murakami là một người có quan điểm chống lại việc duy trì án tử hình trong hệ thống hình phạt của pháp luật, nhà văn đã bày tỏ theo lý lẽ chung, ông đứng về phía phản đối án tử hình và chỉ ra trong một số trường hợp kết án sai lầm thì việc khép án tử hình sẽ chẳng khác nào ra một phán quyết nguy hiểm đến tính mạng cho người vô tội.

Nhưng trong một bài viết hiếm hoi chia sẻ với công chúng trên nhật báo Mainichi Shimbun mới đây ông cũng cho rằng không thể nói là mình phản đối phán quyết của tòa án.

Haruki Murakami nghen long khi nhac toi vu am sat anh 1
Cuộc thảm sát ở ga tàu điện Tokyo do giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện năm 1995.

Tác giả từng có dịp phỏng vấn nhiều nhân chứng sống sót và các thành viên thuộc giáo phái Aum Shinrikyo về cuộc tấn công khí độc sarin khi chuẩn bị cho cuốn sách về sự kiện khủng bố chấn động thế giới ra mắt năm 1997 của mình. Ông nói rằng sau khi trò chuyện với những người bị thương và những nạn nhân mất người thân, ông thấy mình không thể nào công khai đứng trước công chúng mà bày tỏ quan điểm phản đối án tử trong vụ án này được nữa.

Cuộc tấn công của giáo phái Ngày tận thế Aum Shinrikyo lên tàu điện ngầm Tokyo đã giết chết 13 người và khiến hơn 6.000 người bị bệnh khi các thành viên cuồng tín của giáo phái này tiến hành đặt các túi nhựa chứa chất độc thần kinh sarin dạng lỏng ở 5 toa tàu khác nhau. Sau đó, các thành viên cực đoan này chọc thủng túi khi đang có rất nhiều dân thường sử dụng hệ thống tàu điện. Cựu lãnh đạo của nhóm, Shoko Asahara, đã bị treo cổ vào ngày 6/7/2018 cùng với sáu thành viên khác, và có thêm sáu thành viên nữa vừa bị xử tử vào tuần trước.

Haruki Murakami nghen long khi nhac toi vu am sat anh 2
Thủ lĩnh Shoko Asahara trong một buổi thuyết giáo với các tín đồ của giáo phái Aum Shinrikyo.

Murakami nói rằng không thể cho việc hành quyết là "đúng", nhưng ông tin rằng việc đó sẽ không khép lại câu chuyện đối với những người bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của Aum Shinrikyo. “Nếu có bất kỳ ý định nào nhằm ‘đóng lại những vụ việc đó’, hoặc có một động cơ kín đáo khi đề xuất án tử hình nhằm làm cho vụ án được khép lại vĩnh viễn thông qua cơ hội này, thì điều đó hoàn toàn là sai lầm, và sự tồn tại của một âm mưu như vậy không bao giờ có thể cho phép được!”.

Tiểu thuyết gia nói rằng việc viết Ngầm, một tác phẩm rất gần với phóng sự điều tra báo chí, đã làm thay đổi “một cái gì đó bên trong” ông, và việc dành thời gian lắng nghe lời tuyên án của các thành viên giáo phái khiến ông cảm thấy "giống như có một khối đè nặng ở trong ngực" mình.

Haruki Murakami nghen long khi nhac toi vu am sat anh 3
Murakami đã khóc khi đọc lại Ngầm.

Ông hiếm khi đọc lại sách của mình và khóc một cách không cần thiết, nhưng nhà văn kể rằng ông đã phải rơi lệ khi đọc lại một số phần của cuốn Ngầm.

Bầu không khí của các cuộc phỏng vấn, cảm giác, âm thanh vẫn còn tồn tại, chúng trở nên sống động và làm chính ông nghẹt thở. Bạn đọc có thể gọi đó là thói đa cảm, nhưng là một người viết sách (và chuyên về tiểu thuyết), ông không thể và cũng không muốn kìm nén những cảm xúc tự nhiên như vậy. Tất cả những điều đó đã được truyền đạt đến người đọc trong cuốn sách.

Haruki Murakami nghen long khi nhac toi vu am sat anh 4
Ngầm - cuốn sách phi hư cấu đặc sắc của Murakami về sự kiện khủng bố của giáo phái Aum Shinrikyo.

Khi nghe tin tất cả 13 tử tù đã bị xử tử, Murakami viết: “Một sự im lặng nặng nề bất chấp ngôn từ vẫn tồn tại bên trong tôi. Cái chết xuất hiện trong phòng xử án đã lấy đi một phần gánh nặng của nó".

Nhà văn cho rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải học hỏi từ những trường hợp liên quan đến vụ án của giáo phái Aum, và cái chết của 13 cá nhân phạm tội không thể nào khép lại quá trình học tập đó. Những gì chúng ta nên làm là suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa của sự "bất hạnh và không may mắn" khi đối mặt với cái chết của họ và cảm nhận sự biến mất vĩnh viễn của những cuộc đời ấy.

Thanh Bình

Bạn có thể quan tâm