Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Muôn kiểu 'bức tử' tuyến đường đạp xe duy nhất ở Hà Nội

Sau hơn 1 tháng đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch xảy ra nhiều bất cập, chưa thu hút được nhiều người dân sử dụng.

Duong danh cho xe dap anh 1

Làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, dài 2,3 km, rộng 4 m, trong đó có 3 m (phía sông Tô Lịch) dành riêng cho người đi xe đạp và 1 m (phía đường Láng) dành cho người đi bộ.

Duong danh cho xe dap anh 2

Tuyến đường được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng vào tháng 1/2019, có chiều dài khoảng 4 km nằm ven sông Tô Lịch và đường Láng; mặt đường rộng 4m với tổng số vốn gần 65 tỷ đồng, ban đầu được thiết kế dành cho đi bộ. Tuy nhiên, tuyến đường đã phải dừng hoạt động từ tháng 7/2022 để xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Duong danh cho xe dap anh 3

Đi vào hoạt động từ ngày 1/2/2024 sau điều chỉnh cửa sở GTVT Hà Nội, tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).

Duong danh cho xe dap anh 4

Đến nay sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, tuyến đường này rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, nhiều hạng mục gỉ sét, xuống cấp hoặc không hoạt động, xảy ra tình trạng lấn chiếm không gian của tuyến đường đặc biệt này.

Duong danh cho xe dap anh 5

Lối ra vào con đường trở thành điểm dừng, đỗ xe của tài xế xe công nghệ, xe ba gác khiến người đi bộ và đạp xe gặp nhiều khó khăn khi qua lại.

Duong danh cho xe dap anh 6

"Chiếc ôtô này đã đỗ tại đây từ rất nhiều ngày, chắn hết lối ra vào đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ, tôi thấy rất bất cập", một người dân chia sẻ.

Duong danh cho xe dap anh 11

Là một người yêu thích đạp xe, Khoa (18 tuổi, sinh viên trường Đại học Bách Khoa) cho biết:"Mình thấy nhiều đoạn đường vá nhựa vẫn rất gồ ghề, rác thải ô nhiễm. Tại các lối ra vào có hệ thống rào chắn quá hẹp, mặc dù sẽ hạn chế được xe máy đi vào nhưng cũng rất vướng, sẽ gây khó khăn cho trẻ em và người già đi xe đạp".

Duong danh cho xe dap anh 12

Nằm song song với đường Láng, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp cũng giao cắt với nhiều con đường có mật độ giao thông cao, khiến nhiều người gặp khó khăn khi di chuyển qua đây . "Tại các nút giao, phần đường cho người đi xe đạp và đi bộ qua đường thường bị phương tiện dừng đèn đỏ đè lên, lượng phương tiện rẽ phải sang đường Láng cũng rất đông khiến người đi bộ và đi xe đạp sang đường rất khó và nguy hiểm", Anh Hoài (phường Yên Hòa- Cầu Giấy) chia sẻ.

Duong danh cho xe dap anh 13

Đi làm hàng ngày qua tuyến đường này, anh Nguyễn Hữu Đức (nhà ở Ngã Tư Sở) cho biết thường xuyên sử dụng xe đạp công cộng để di chuyển từ nhà đến điếm đón xe bus ở đầu đường Láng và ngược lại để tránh ùn tắc. "Đường Láng thường tắc cứng vào giờ cao điểm nên di chuyển bằng xe đạp công cộng giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển từ nhà đến công ty. Việc có các điểm xe đạp công cộng như này rất thuận tiện, nhưng tôi thấy còn rất ít người sử dụng", anh Đức chia sẻ thêm.

Duong danh cho xe dap anh 18

Nhiều người dân cũng cho rằng nên khảo sát và lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng, biển giới hạn tốc độ,... để đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp và người đi bộ khi đi qua đây.

Duong danh cho xe dap anh 19

Tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc từ cầu Mọc (quận Thanh Xuân) đến cầu Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Ảnh: Google Maps.

Thế Bằng

Bạn có thể quan tâm