Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Mũi tên 'cắm sâu' trong lòng nước Mỹ

Sau hàng loạt vụ xả súng đẫm máu và cả triệu người tử vong vì Covid-19, nhiều người Mỹ khắc khoải đặt câu hỏi đất nước họ giờ đây coi "mạng sống của con người đáng giá bao nhiêu".

xa sung o my anh 1

Hai ngày sau vụ xả súng thảm khốc ở Uvalde, Texas, và 12 ngày sau vụ giết người phân biệt chủng tộc ở Buffalo, Chenxing Han - một tuyên úy và giáo viên - nhớ lại một câu chuyện trong Phật giáo.

Câu chuyện kể về một người đàn ông bị thương do mũi tên tẩm độc, bà Han nói khi đang lái xe chở nhóm học sinh trung học đến thăm ngôi chùa Thái Lan ở Massachusetts.

Khi mũi tên xuyên qua da thịt, người đàn ông đặt một loạt câu hỏi: Đây là loại mũi tên gì? Ai đã bắn tên? Chất độc nào trên mũi tên? Lông trên mũi tên là của con vật gì, công hay diều hâu?

Nhưng tất cả câu hỏi này đều chưa đúng trọng tâm, Đức Phật nói với các môn đồ. Điều quan trọng là cần rút mũi tên độc đó ra và chăm sóc vết thương.

“Chúng ta cần tỏ lòng thương cảm trước nỗi đau của người khác. Nhưng quan trọng là chúng ta không thể để nó làm cho tê liệt”, bà Han nói. “Nó khiến chúng ta quý trọng cuộc sống bởi chúng ta hiểu cuộc sống rất quý giá, cuộc sống rất ngắn ngủi, cuộc sống có thể lụi tàn trong tích tắc”.

Theo New York Times, sau những sự kiện gần đây, nước Mỹ đang để lộ ra hàng loạt "mũi tên".

"Chúng ta đã đạt đến giới hạn tổn thương"

Một mũi tên cắm sâu trong lòng nước Mỹ được phơi bày trong thảm kịch xả súng khiến 19 trẻ em và 2 giáo viên thiệt mạng ở Texas, hay khi tay súng có tư tưởng da trắng cực đoan giết chết 10 người tại một siêu thị ở Buffalo. Mỹ trở thành quốc gia học cách sống chung với hết vụ xả súng hàng loạt này tới vụ xả súng hàng loạt khác.

Nước Mỹ cũng bị tổn thương bởi nhiều “mũi tên” khác. Cảnh sát giết người da đen không mang vũ khí, rồi lại vẫn tiếp tục cam kết sẽ thay đổi. Hơn một triệu người tử vong vì Covid-19 - một con số lớn không thể tưởng.

Nhiễm virus SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước Mỹ - đất nước dư thừa vaccine và có nền y tế tiên tiến bậc nhất thế giới. Sự gia tăng số ca tử vong do ma túy, kết hợp với Covid-19, đã khiến tuổi thọ trung bình ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ Thế chiến II.

Hàng núi tai họa, và cả nước tê liệt trước câu hỏi làm thế nào để vượt qua sự đau buồn này, chỉ ra rằng Mỹ đang vật lộn với những câu hỏi cơ bản: Liệu lòng khoan dung với tư cách là một quốc gia khi thảm kịch xảy ra có tăng lên, nhưng rồi tan biến trước khi lại xuất hiện một thảm kịch khác không? Nước Mỹ đong đếm giá trị mạng sống của một con người bằng bao nhiêu? Liệu những con số này chưa đủ cao hay sao?

Sau thảm kịch ở Uvalde, nhiều người Mỹ đang đi tìm câu trả lời. Giáo sĩ Do Thái Mychal B. Springer - người quản lý giáo dục mục vụ lâm sàng tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian - đã tìm thấy trong một văn tự Do Thái cổ ở Mishnah. Trong đó ghi rằng khi Thượng đế bắt đầu sáng tạo thế gian, Thượng đế tạo ra một con người duy nhất.

“Lời dạy là mỗi cá nhân đều quý giá tới mức trong họ chứa đựng cả thế giới, và chúng ta phải tôn vinh người đó một cách trọn vẹn và đầy đủ”, bà nói. "Nếu một người chết, cả thế giới sẽ chết, và nếu một người được cứu, thì cả thế giới sẽ được cứu".

Bà nói con người chỉ có thể quý trọng cuộc sống nếu chúng ta sẵn sàng đau buồn thực lòng, thực sự đối mặt với đau khổ.

“Không phải là chúng ta không còn quan tâm. Chúng ta đã đạt đến giới hạn nước mắt và tổn thương”, bà nói. “Và chúng ta phải làm vậy. Chúng ta phải quý trọng mỗi sinh mạng như cả một thế giới, và sẵn sàng khóc như thể cả thế giới đó đã mất đi”.

xa sung o my anh 2

Tấm biển ghi lời nhắn tới 10 nạn nhân trong vụ xả súng tại siêu thị ở Buffalo. Ảnh: USA Today.

Tuy nhiên, thay vì cùng nhau đau buồn và hành động tập thể, mỗi cuộc khủng hoảng giờ đây dường như đẩy nước Mỹ sâu hơn vào chia rẽ và tranh luận xem phải làm gì để đối phó, theo New York Times.

Theo Mary-Frances O'Connor - phó giáo sư tâm lý học lâm sàng và tâm thần học tại Đại học Arizona, não bộ của con người đau buồn vì cái chết của người thân yêu khác với cách đau buồn trước cái chết của người không quen biết.

Khi điều gì đó khủng khiếp xảy ra, mọi người muốn kết nối với "người đồng cảnh ngộ", nơi họ cảm thấy mình thuộc về, nên điều này đẩy mọi người về từng phe khác nhau.

Trong những thập niên gần đây, người Mỹ đang sống trong thời kỳ giảm bớt sự phụ thuộc, vì lòng tin vào các tổ chức tôn giáo, nhóm cộng đồng và thể chế nói chung đang giảm dần. Quý trọng cuộc sống và nỗ lực để chữa lành đồng nghĩa với việc phải ngắt kết nối với bản thân và nhóm đã thân quen, bà O’Connor nói.

“Điều này sẽ đòi hỏi hành động tập thể. Nhưng vấn đề là chúng ta đang rất chia rẽ”, bà nhận định.

Câu hỏi về sự quý giá của cuộc sống xuất hiện trong một số cuộc tranh luận gay gắt nhất của nước Mỹ, chẳng hạn như vấn đề phá thai. Hàng triệu người Mỹ tin rằng lật ngược án lệ Roe v. Wade sẽ nâng cao giá trị cuộc sống. Trong khi, những đối tượng khác tin điều này sẽ gạt bỏ giá trị cuộc sống của phụ nữ.

"Đó là điều ước, hoặc là lời cầu nguyện"

Văn hóa Mỹ thường đặt tự do cá nhân lên trên nhu cầu tập thể. Nhưng cuối cùng, con người được sinh ra để quan tâm đến người khác và không quay lưng lại với cộng đồng, theo tiến sĩ Cynthia Bourgeault - linh mục tại Episcopal và là giảng viên về thần học huyền bí.

“Mỗi con người sinh ra đều có ý nghĩa", bà nói. "Chúng ta sinh ra với tấm lòng rộng lượng, chúng ta sinh ra vì lòng từ bi”. Bà cho hay điều cản trở việc định giá trị cuộc sống một cách đúng đắn là do "mối quan hệ rất, rất rối loạn của chúng ta với cái chết".

Bà nói tại Mỹ, việc phủ nhận cái chết đến cực độ đã khiến nhiều người tập trung vào bản thân để né tránh nỗi sợ về cái chết.

Nỗi sợ này cắt ngang tất cả nhánh của lương tâm, lợi ích chung và khả năng cùng hành động, bởi vì cuối cùng, "chúng ta tự cứu lấy bản thân mình bằng cách kìm nén và chia rẽ", bà giải thích.

xa sung o my anh 3

Nơi tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ xả súng 21 người chết tại trường tiểu học Robb. Ảnh: Reuters.

Tỷ lệ bạo lực súng ở Mỹ vượt trội hơn những gì nước này có thể chấp nhận. Theo Phillis Isabella Sheppard - lãnh đạo Viện James Lawson, nghiên cứu các phong trào bất bạo động tại Đại học Vanderbilt, nước Mỹ có một "mối tình với bạo lực".

Bà nói rằng bạo lực gần như trở thành một phần bình thường trong cuộc sống ở Mỹ, và việc đánh giá giá trị cuộc sống gắn liền với câu hỏi về cam kết không sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, bà cho hay nhiều người tự cho mình là bất bạo động, nhưng sử dụng bạo lực để giải trí.

Khi nhà thơ Tracy K. Smith lần đầu tiên nghe về vụ xả súng ở Buffalo và Uvalde, phản ứng tức thì của cô là tức giận và nổi cơn thịnh nộ với “những con người quái dị này”. Cô nói thật dễ dàng chìm vào cảm giác đó, và "chúng tôi thậm chí được khuyến khích nghĩ rằng mình là ngoại lệ".

“Nhưng khi tôi bình tĩnh lại, tôi nhận ra có một thứ gì đó trong nền văn hóa của chúng tôi đã làm hại những người đó”, cô nói. “Bất kể đó là gì, nó đang gây hại cho tất cả chúng tôi, tất cả đều dễ bị tổn thương bởi nó, nó ảnh hưởng nhất định đến chúng tôi, bất kể chúng tôi là ai”.

Tại lễ tốt nghiệp của Đại học Harvard tuần trước, Smith đã đọc một bài thơ phản ánh về lịch sử và thế giới bạo lực mà nước Mỹ đang sống, và những yêu cầu hiện tại của thời đại.

“Tôi muốn bạn sống”, bài thơ viết. “Tôi muốn cơ thể của các bạn là bất khả xâm phạm. Tôi muốn Trái Đất là bất khả xâm phạm”.

"Đó là một điều ước, hoặc là lời cầu nguyện", cô nói.

7 vụ xả súng chết chóc nhất ở Mỹ trong 20 năm Vụ xả súng tại trường tiểu học Robb, bang Texas ngày 24/5 là một trong 7 vụ xả súng đẫm máu nhất tại Mỹ trong những năm gần đây.

Xả súng chết người tại lễ tốt nghiệp ở trường đại học Mỹ

Các quan chức cho biết ba người đã bị bắn sau buổi lễ tốt nghiệp trung học hôm 31/5 tại khuôn viên Đại học Xavier ở New Orleans, Louisiana, Mỹ.

Hàng loạt vụ xả súng chết người nổ ra ở Mỹ

Bạo lực súng đạn ở Mỹ không chấm dứt sau thảm kịch ở Uvalde, bang Texas hôm 24/5. Liên tục trong 5 ngày sau đó, khắp nước Mỹ xảy ra thêm 13 vụ xả súng hàng loạt nữa.

Ong Trump len tieng hinh anh

Ông Trump lên tiếng

0

Phản ứng trên mạng xã hội sau khi đề cử bộ trưởng Tư pháp của mình rút lui, ông Trump đề cao Gaetz vì đã đứng sang một bên để tránh thành "mối sao nhãng" trong chính quyền mới.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm