Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mức phát thải khí nhà kính của Việt Nam thuộc nhóm hàng đầu thế giới

Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết giải pháp để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là chuyển đổi công nghệ sản xuất. Kinh phí đầu tư cho việc này tăng thêm 400 tỷ USD.

Phát biểu tại diễn đàn nhà quản lý, nhà báo, doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường do báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 2/4, ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), cho biết Việt Nam không những là một trong những nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu mà cùng với phát triển kinh tế, mức phát thải khí nhà kính cũng hàng đầu thế giới. Kết quả kiểm kê của Bộ TN&MT cho thấy mức phát thải khí nhà kính năm 2000 tăng gấp 5 lần so với thời điểm Việt Nam bắt đầu tham gia công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1994. Thời điểm đó mức phát thải CO2 là 100 triệu tấn, nhưng sau 6 năm (năm 2000) đã tăng lên 527 triệu tấn. Ông Tấn cho biết với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, theo tính toán, mức phát thải đến năm 2025 có thể tăng gấp 7 lần và đến năm 2030 tăng gấp 10 lần. "Như vậy, mức phát thải nhà kính liên tục tăng qua từng năm và chưa biết bao giờ đạt đỉnh", ông Tấn nói.

Theo tính toán của các mô hình, việc đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là rất khó khăn. Theo đó, cả hai mô hình tính toán đều cho thấy đến năm 2050, phát thải ròng ở Việt Nam thậm chí chưa thể đạt đỉnh, nên cũng chưa thể đưa về 0.

“Nhưng chúng ta đã đưa ra cam kết này ở COP26, đây không phải cam kết mang tính chất phong trào mà là cam kết xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam đến năm 2050 và 2100”, ông Tấn nói.

Theo ông, để phát thải đạt đỉnh, phải đưa mức phát thải của năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, để đưa về 0 vào năm 2050, phát thải phải đạt đỉnh vào năm 2035.

Theo Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là đầu tư và chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ hơn. Tổng kinh phí đầu tư để đạt được điều này sẽ tăng thêm 400 tỷ USD, đây là nguồn lực rất lớn với Việt Nam.

“Khi tham gia cam kết để chuyển đổi thì sẽ có những tổn thất về lợi ích, nhưng là cuộc chơi bắt buộc nên chúng ta phải theo. Ai chủ động thì người đó thắng, nếu chậm trễ thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi”, ông Tấn nói.

phat thai rong anh 1

Ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, trao đổi về các cơ hội và thách thức của Việt Nam khi cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ảnh: Báo Tài nguyên Môi trường

Phân tích rõ hơn, lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu cho rằng việc tham gia giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ và quy trình sản xuất.

Việc này gặp phải khó khăn, vì dây chuyền sản xuất trong các doanh nghiệp thường cố định, nhà đầu tư cũng mong muốn sau một vài năm hoạt động sẽ thu hồi được vốn và dần có lãi.

Nhưng khi thay đổi công nghệ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, dây chuyền đã đầu tư rồi sẽ phải bỏ đi để thay thế công nghệ mới.

Cùng với kinh phí của dây chuyền công nghệ mới đắt đỏ, doanh nghiệp cũng phải đào tạo lại con người và hình thức quản lý để vận hành theo quy định mới. Đồng thời, giá thành sản phẩm sau khi sản xuất sẽ cao hơn so với giá cũ, khó cạnh tranh với thị trường.

Dù vậy, ông Tấn nhấn mạnh đây là “cuộc chơi” mà Việt Nam phải theo.

Theo ông, châu Âu hiện áp dụng cơ chế điều chỉnh CO2 biên giới, doanh nghiệp nào phát thải nhiều và chưa có biện pháp giảm phát thải thì khi vận chuyển hàng hóa sang châu Âu sẽ bị đánh thuế rất cao.

Trước hết, thị trường này áp dụng quy định trên với một số loại mặt hàng như sắt, thép, xi măng, nhôm… và tiến tới mở rộng sang những hàng hóa khác. Cơ chế này cũng sẽ được mở rộng ra những thị trường khác, không chỉ riêng châu Âu.

Ở Việt Nam, ông Tấn nhìn nhận Chính phủ chủ động trong việc tham gia chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Do đó, thời gian tới, JETP là vấn đề được tập trung do đây là cam kết giữa Việt Nam và các nước G7.

Với gói tài chính huy động lên đến 15,5 tỷ USD, ông Tấn cho rằng Việt Nam đứng trước bài toán sử dụng và khơi thông nguồn lực này theo hướng có lợi, để doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi và phát triển năng lượng tái tạo.

Theo Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, đứng trước hai “cuộc chơi” là giảm phát thải khí nhà kính, đưa phát thải ròng về 0 và chuyển đổi năng lượng, cần huy động hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp thực hiện.

Lấy ví dụ cơ quan Nhà nước có thể giảm dùng điều hòa và thay thế bằng quạt nhưng lượng phát thải khí nhà kính giảm không đáng kể, ông Tấn cho rằng quan trọng nhất là doanh nghiệp phải thay đổi quy trình sản xuất và công nghệ. Đây mới là biện pháp chính để giảm được phát thải khí nhà kính.

“Đây là quá trình chuyển đổi lâu dài, khó khăn, tác động đến lợi ích của một loạt doanh nghiệp và người dân đang làm công việc sản xuất. Quá trình này tạo ra cơ hội mới và cả những thách thức nhưng chúng ta buộc phải làm”, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nói.

Sách chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

The Climate Book - Thunberg đã viết cuốn sách này với niềm tin mãnh liệt của tuổi trẻ và tính bộc trực của một nhà hoạt động, điều giúp cuốn sách trở nên tươi mới. Thông qua đó, Greta đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng về việc cô nhìn thấy thế giới đã bị xói mòn như thế nào, màu xanh cỏ cây dần bị mai một ra sao và đã bao lâu con người không nhận thức được điều đó.

Cuốn sách được tờ The Guardian đánh giá là một lời kêu gọi mạnh mẽ nhưng chưa có sức nặng về giải pháp cho các vấn đề khí hậu.

Khó chấp nhận khi để ô nhiễm bụi ở Long Thành vượt tới 18 lần

Nói về tình trạng ô nhiễm bụi khi xây dựng sân bay Long Thành, chuyên gia cho rằng khó chấp nhận khi chủ đầu tư chỉ quan tâm đến tiến độ dự án mà bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường.

Nhiều lần bị phạt nặng, chủ nhà máy rác ở Lâm Đồng xin… ‘trả góp’

Cty CP Môi trường xanh Friendly đã nhiều lần bị xử phạt với tổng số tiền hàng tỷ đồng vì gây ô nhiễm môi trường.

Quang Hiếu - Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm