Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mưa sao băng và nguyệt thực sẽ cùng xuất hiện vào cuối tháng 7

Cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids năm sẽ rơi vào 28-29/7, trùng với nguyệt thực, dù vậy tầm nhìn từ Việt Nam có thể không tốt vì thời tiết bất lợi.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), cho biết mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào ngày 28-29/7 sẽ là một hiện tượng thú vị, bởi rạng sáng 28/7 cũng là lúc nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 diễn ra. Một số sao băng đầu tiên của Perseids, mưa sao băng lớn nhất hàng năm, cũng sẽ xuất hiện.

Nguyệt thực kéo dài 5 tiếng rạng sáng ngày 28/7 là nguyệt thực toàn phần dài nhất của thế kỷ 21. Sau lần này, những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ phải đợi tới năm 2021-2022 để được chứng kiến hiện tượng tương tự nhưng không thể lâu bằng.

mua sao bang va nguyet thuc 2018 anh 1
Chòm sao Aquarius, nằm phía dưới hình vuông tạo thành bởi 4 sao sáng của chòm Pegasus, là khu vực trung tâm của mưa sao băng, ngay phía trên ngôi sao sáng Fomalhaut. Ảnh: thienvanvietnam.org.

Nếu thời tiết thuận lợi, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát đồng thời nguyệt thực toàn phần và sao băng của Delta Aquarids, Perseids. Ngoài ra, cuối tháng này, Sao Hỏa cũng sẽ ở thời điểm sáng nhất, đây là lúc lý tưởng nhất để quan sát Sao Hỏa kể từ năm 2003 đến nay.

Tuy nhiên, người quan sát tại Việt Nam có thể phải đối mặt nguy cơ thời tiết cản trở do mưa và mây mù áp thấp nhiệt đới gây ra. Theo dự báo thời tiết sáng 28/7, Việt Nam sẽ có rất ít khu vực có thể quan sát được những hiện tượng kỳ thú này. 

Delta Aquarids là kết quả để lại của sao chổi 96P Macholz, một sao chổi chu kì ngắn đã tới cận nhật lần gần đây nhất vào năm 2017. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius. Từ 2h sáng tới bình minh các ngày diễn ra mưa sao băng, Aquarius sẽ nằm ở bầu trời phía Nam.

mua sao bang va nguyet thuc 2018 anh 2
Sao chổi 96P Macholz. Ảnh: NASA.             

VACA khuyên rằng trong khu vực không có mây mù hoặc mưa, người quan sát hãy chọn địa điểm có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm (bụi, ánh sáng). Cách đơn giản nhất là tìm Mặt Trăng và quan sát trong khu vực lân cận nó.

Năm nay, cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids cũng trùng với thời điểm Trăng tròn. Mưa sao băng chỉ cỡ trung bình, thậm chí nhỏ, nên ngay cả khi thời tiết lý tưởng, ta cũng khó quan sát được nhiều sao băng của hiện tượng này.

Tuy nhiên, cơ hội chiêm ngưỡng sao băng sẽ xuất hiện một lần nữa vào tháng 8 với mưa sao băng Perseids. Theo chuyên gia Bill Cooke tại NASA, Perseids sẽ đạt cực điểm ngày 12-13/8, đúng thời điểm Trăng non. Lúc này, Mặt Trăng không còn gây cản trở cho việc quan sát và nếu trời không mây, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để theo dõi hiện tượng thiên văn này.

Siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực hội tụ sau hơn 150 năm Ngày 31/1, 3 hiện tượng thiên văn mặt trăng xanh, siêu trăng và mặt trăng máu sẽ xuất hiện cùng lúc. Đây là hiện tượng hiếm có và lần gần nhất xảy ra là hơn một thế kỷ trước.

Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Việc phát hiện thêm 10 vệ tinh bay quanh sao Mộc nâng tổng số vệ tinh tự nhiên của hành tinh này lên 79, trong đó có một vệ tinh bay ngược chiều.

10.000 hố đen có thể đang lấp đầy trung tâm dải ngân hà

Hố đen đang lấp đầy trung tâm dải ngân hà, khiến các nhà thiên văn học ví vũ trụ như "Quảng trường Thời đại" cho những vật thể siêu trọng lượng.


Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm