Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10.000 hố đen có thể đang lấp đầy trung tâm dải ngân hà

Hố đen đang lấp đầy trung tâm dải ngân hà, khiến các nhà thiên văn học ví vũ trụ như "Quảng trường Thời đại" cho những vật thể siêu trọng lượng.

Theo Japan Times, các nhà thiên văn học tìm ra dấu hiệu của 12 hố đen sau khi quan sát ảnh chụp tia X. Tuy nhiên, vì hầu hết hố đen không thể được xác định qua cách này, nhóm nghiên cứu tính toán rằng có thể có tới hàng nghìn hố đen trong trung tâm vũ trụ. Con số có thể lên tới 10.000 hoặc nhiều hơn, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature vào ngày 4/4.

Trong nhiều thập niên, các nhà khoa học đưa ra lý thuyết rằng nhiều hố đen tồn tại xung quanh trung tâm vũ trụ. Đó là những ngôi sao khổng lồ đã sụp đổ, nơi lực hấp dẫn mạnh tới mức ánh sáng không thể lọt qua. Nhưng họ vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào trong dải ngân hà cho đến thời gian gần đây.

ho den lap day dai ngan ha anh 1
Bức ảnh do Đại học Columbia cung cấp cho thấy hố đen siêu khổng lồ Sagittarius A ở trung tâm dải ngân hà được bao bọc bởi đám mây bụi và khí, gồm 12 hố đen nhỏ hơn. Khí gas bị kéo vào theo hình cái đĩa xung quanh hố đen. Ảnh: AP.

"Có rất nhiều hiện tượng đang xảy ra ở đó”, nhà vật lý thiên văn Chuck Hailey, tác giả nghiên cứu, cho biết. “Trung tâm vũ trụ là một nơi kỳ lạ. Đó là lý do tại sao mọi người thích nghiên cứu về nó”.

Những hố đen sao được phát hiện xung quanh hố đen khổng lồ Sagittarius A ngay giữa trung tâm dải ngân hà. Ở những khu vực khác, các nhà khoa học chỉ tìm thấy khoảng 50 hố đen.

Những hố đen mới được phát hiện nằm cách hố đen khổng lồ 30,9 nghìn tỷ km tại trung tâm. Do vậy, vẫn còn nhiều khoảng trống và khí giữa các hố đen đó. Nhưng theo ông Hailey, với khoảng cách tương đương, xung quanh Trái Đất không có một lỗ đen nào.Trái Đất nằm trong nhánh Orion, cách trung tâm vũ trụ 3.000 năm ánh sáng, tương đương 9,5 nghìn tỷ km.

Nhà thiên văn Avi Loeb, thuộc Đại học Harvard, khen ngợi kết quả nghiên cứu thú vị nhưng không thực sự xác nhận được những gì các nhà khoa học mong đợi.

Những hố đen mới phát hiện được chỉ gấp 10 lần khối lượng mặt trời, trong khi hố đen khổng lồ ở trung tâm có khối lượng bằng 4 triệu mặt trời. Đồng thời, những hố đen đó thuộc hệ sao đôi, tức là một hố đen đi kèm với một ngôi sao. Những tia X mà nhóm nghiên cứu quan sát được là do chúng tỏa ra lượng tia X lớn khi lớp ngoài của ngôi sao bị hút vào hố đen.

ho den lap day dai ngan ha anh 2
Bức ảnh chụp trung tâm dải ngân hà cách Trái Đất 27.000 năm ánh sáng qua Kính thiên văn Hubble của NASA. Các nhà vật lý thiên văn đã tìm thấy nhiều hố đen tại đây với số lượng có thể lên tới 10.000 hố đen xung quanh hố đen siêu khổng lồ. Ảnh: AFP-JIJI.

Khi các nhà thiên văn xem xét kĩ hệ thống hố đen đôi, họ có thể tính được tỷ lệ giữa những gì nhìn thấy được và những vật thể quá mờ nhạt để thấy từ xa. Sử dụng tỷ lệ đó, số liệu 12 hố đen thu được từ nghiên cứu thực chất có thể lên tới 300-500 vì hố đen đôi chỉ chiếm 5% số lượng hố đen tồn tại trong vũ trụ.

Ông Hailey giải thích khối lượng của hố đen thường khiến chúng bị kéo về trung tâm. Nơi này là một “điểm nóng” với nhiều bụi và khí, điều kiện hoàn hảo cho sự hình thành hố đen. Theo ông, trung tâm vũ trụ “giống như một nông trại nhỏ nơi bạn có đủ mọi điều kiện thích hợp để sản xuất một số lượng hố đen lớn”.

'Thấu kính trọng trường' giúp con người nhìn xa vào vũ trụ Hiện tượng thấu kính trọng trường xuất hiện khi ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ cong do di chuyển gần vật thể có lực hấp dẫn lớn như hố đen hay cụm thiên hà.

NASA chuẩn bị đưa kính thiên văn dát vàng lên vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb, với hệ thống 18 tấm gương phủ vàng, sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2020.

Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm