Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một thiên thạch vừa va chạm với Trái Đất

Các nhà thiên văn đã nhìn thấy thiên thạch trước khi nó biến thành quả cầu lửa và tan thành tro bụi.

Một thiên thạch có kích thước bằng tủ lạnh được phát hiện bởi các kính viễn vọng ở Hawaii, ngay trước khi va chạm với bầu khí quyển Trái Đất và bị đốt cháy trên bầu trời phía nam Puerto Rico.

Trong quá khứ, một hòn đá vũ trụ có kích thước bằng 1/10 tảng thiên thạch đã phát nổ trong bầu khí quyển Nga năm 2013 được đặt tên chính thức là MO 2019, đã cháy thành tro và không gây ra thiệt hại.

Theo dữ liệu sao băng từ NASA, bầu khí quyển thường xuyên bị thiên thạch với kích thước tương tự hoặc lớn hơn va chạm khoảng một năm một lần.

Thien thach va vao Trai Dat anh 1
Minh hoạ cho các tiểu hành tinh ở gần Trái Đất. Ảnh: NASA.

Tuy nhiên, thú vị là MO 2019 đã được phát hiện trước đó bằng kính viễn vọng. Việc nhìn thấy các thiên thạch trước va chạm chỉ xảy ra đúng bốn lần trong lịch sử, theo nhà thiên văn nghiệp dư người Ý Ernesto Guido. Trong đó có 3 lần đã xảy ra trong 12 năm qua, bao gồm tiểu hành tinh LA 2018 đã đâm vào mặt đất ở châu Phi.

Điều này cho thấy các thiết bị và kỹ thuật của giới thiên văn đang trở nên tốt hơn trong việc phát hiện các tiểu hành tinh. Quan sát một tảng đá trong không gian chỉ to bằng tủ lạnh đang bay ở vài chục nghìn km/h rõ ràng là không dễ dàng.

Nhà thiên văn Peter Brown từ Đại học Western, Ontario lưu ý vụ nổ do MO 2019 gây ra được ghi nhận có sức mạnh tương đương 5.000 tấn TNT.

Căn phòng bí ẩn này chứng kiến sự vĩ đại của loài người

Những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lịch sử hiện đại như khi con người đặt chân lên Mặt trăng, giải cứu Apollo 13, thảm họa Challenger được giám sát từ căn phòng này.

Đại Việt

Cnet

Bạn có thể quan tâm