Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một phụ nữ Nhật kiện chính phủ vì bị ép triệt sản năm 15 tuổi

Một phụ nữ lớn tuổi tại Nhật Bản, từng bị ép buộc triệt sản năm 15 tuổi theo luật bảo vệ ưu sinh của nước này, trở thành người đầu tiên kiện chính phủ vi phạm nhân quyền.

Kyodo cho hay người phụ nữ, nay trong độ tuổi 60, đòi bồi thường 11 triệu yen (khoảng hơn 100.000 USD) vì cho rằng chính phủ Nhật Bản đã vi phạm nhân quyền cũng như không hỗ trợ bà trong quá trình triệt sản.

Người phụ nữ không được tiết lộ danh tính bị ép buộc triệt sản vì mắc bệnh tâm thần. Bà là một trong khoảng 16.000 người phải tiến hành triệt sản một cách ép buộc theo luật ưu sinh của Nhật Bản, một luật được duy trì đến năm 1996.

Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato từ chối bình luận, nói rằng ông không biết chi tiết về trường hợp này.

phu nu kien chinh phu nhat anh 1
Nhật Bản từng thực thi chính sách ưu sinh, vi phạm quyền con người. Ảnh: Getty.

Trước đó, chính phủ Nhật từng cho biết họ sẵn sàng nói chuyện với những cá nhân cần sự giúp đỡ, nhưng không có kế hoạch hỗ trợ tất cả nạn nhân, theo AFP.

Thuyết ưu sinh (eugenics) là học thuyết ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số, phổ biến vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Nhiều chính phủ đã lạm dụng học thuyết này để ban hành các chính sách vi phạm quyền con người.

Ra đời vào năm 1948 tại Nhật, Luật Ưu sinh Quốc gia cho phép tiến hành triệt sản, bất kể có hay không có sự đồng thuận, đối với những người mắc bệnh tâm thần, thiểu năng cũng như người mắc các bệnh di truyền. Luật được cho là nhằm "ngăn chặn việc sinh ra con cháu thấp kém... bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người mẹ".

Đức và Thụy Điển cũng từng có quy định tương tự, nhưng sau đó đã xin lỗi và bồi thường cho các nạn nhân.

Vụ kiện của người phụ nữ sống ở thành phố Sendai được kỳ vọng thu hút sự chú ý về tình trạng ngược đãi người khuyết tật và người mắc bệnh truyền nhiễm của chính phủ Nhật trong giai đoạn sau Thế chiến II.

Những năm 1950, chính phủ Nhật đã tập hợp và ép buộc hàng nghìn người mắc bệnh phong đến sống tại các cơ sở nằm sâu trong núi hay trên các hòn đảo xa xôi. Nhiều người bị triệt sản hoặc bị bắt phải phá thai.

Năm 2001, một tòa án ra phán quyết rằng chính sách cách ly những người mắc bệnh phong là vi hiến và lẽ ra phải bị xóa bỏ sau khi các phương thức điều trị đa dược có hiệu quả được phổ biến rộng rãi vào cuối thập niên 1950. Thủ tướng Nhật khi đó, Junichiro Koizumi, đã gửi lời xin lỗi chính thức.

Liên Hợp Quốc từng chỉ trích Nhật Bản vì không xin lỗi hoặc bồi thường cho các nạn nhân của chính sách triệt sản ép buộc.

Mặc đồ cho người chết tại triển lãm công nghiệp tang lễ Nhật Bản Học viên Học viện Okuribito minh họa nghi lễ mặc trang phục cho người đã khuất. Đây là nghi lễ cổ xưa của Nhật Bản, được tin là giúp thanh tẩy tâm hồn người quá cố.

Tu nghiệp sinh nước ngoài đối mặt môi trường nguy hiểm ở Nhật

Số liệu 22 tu nghiệp sinh tử vong liên quan tới điều kiện làm việc tại Nhật cho thấy môi trường khó khăn và nguy cơ bóc lột lao động nước ngoài phải đối mặt khi tới nước này.

Chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản - nơi bán những con cá triệu USD

Chợ cá Tsukiji tại Tokyo, còn được gọi với cái tên "Phố Wall cá", là nơi bán những con cá tươi ngon nhất thế giới với giá trị sản lượng tương đương 21 triệu USD mỗi ngày.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm