Sáng 5/5, Datuk Chong Kim Fatt, Chủ tịch Liên đoàn wushu Malaysia, cho biết nội dung sanda (tán thủ) có dưới 50% cơ hội được tổ chức, trong khi đó nguy cơ hủy nội dung taolu (biểu diễn) rơi vào khoảng 60-70%. Nguyên nhân đến từ việc chủ nhà Campuchia chưa sửa chữa kịp thời nhà thi đấu tán thủ, nếu sử dụng có thể gây nguy hiểm cho vận động viên. Ngoài ra, hệ thống tính điểm cho nội dung taolu cũng chưa hoàn thiện.
Ông Kim Fatt chia sẻ với tờ Bernama: "Không có hệ thống tính điểm, không có sàn đấu thì làm sao tổ chức? Chúng ta phải chờ xem chủ nhà khắc phục sự cố này thế nào".
Được biết, Liên đoàn wushu Malaysia nhờ đến sự giúp đỡ từ phía Việt Nam, đề nghị mượn sàn đấu tán thủ nhằm đảm bảo sự kiện diễn ra. Ông Vũ Văn Trung – phụ trách bộ môn wushu Tổng cục Thể dục Thể thao - sẵn sàng hỗ trợ nhưng không chắc mọi thứ sẽ diễn ra ổn thỏa.
Môn wushu ở SEA Games 32 diễn ra từ ngày 10-12/5. Đoàn thể thao Việt Nam cử 14 VĐV tham dự 18 trên tổng số 23 nội dung, đặt chỉ tiêu giành 4-5 HCV.
Danh sách các VĐV tranh tài bao gồm Dương Thúy Vi, Hoàng Thị Phương Giang, Vũ Văn Tuấn, Trần Thị Kiều Giang, Nông Văn Hữu, Nguyễn Lệ Chi, Nguyễn Thị Hiền, Phan Thị Tú Bình, Đỗ Huy Hoàng, Bùi Trường Giang, Trương Văn Chưởng, Đinh Văn Bí, Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Giang.
Ở SEA Games 31, wushu đem về 10 HCV sau 21 nội dung cho Đoàn thể thao Việt Nam, thành tích tốt nhất trong số các Đoàn tham dự. Trong đó có 6 nội dung là tán thủ.
Thành tích bán kết World Cup 2002, sự phát triển của hệ thống K League vẫn là chưa đủ để bóng đá Hàn Quốc tự nuôi sống chính mình. Câu chuyện của nền bóng đá xứ kim chi được khắc họa trong Organizational Culture, Image, Identity in Professional South Korean Club Football của tác giả người Đức Nikolas Sonneborn.