Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một ngày bên trong tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga

135 thành viên thủy thủ đoàn phải chia ca làm việc để liên tục vận hành tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-117 Bryansk, được trang bị 16 ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Góp mặt trong biên chế năm 1988, tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-117 Bryansk, thuộc lớp Delfin, luôn là con bài chiến lược của Hải quân Liên Xô, sau này là Nga. Với chiều dài 167 m, nơi rộng nhất đạt 11,7 m, K-117 Bryansk có tải trọng choán nước đạt 18.200 tấn khi lặn và 11.700 khi nổi.

K-117 sở hữu hai lò phản ứng hạt nhân VM4-SG, giúp tàu có thể di chuyển với vận tốc 26 km/h khi nổi và 44 km/h khi lặn. Chúng có thể hoạt động nhiều năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, trong chiến đấu, K-117 Bryansk có thể lặn liên tiếp trong 80 ngày mà không cần tiếp dưỡng khí và lương thực.

Toàn cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Nga

Theo ước tính, Nga sẽ tốn khoảng 2,2 triệu USD cho dự án tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân lỗi thời với mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hải quân nước này.

Là một trong những tàu ngầm nằm trong lực lượng chiến đấu nòng cốt của Hải quân Nga, người ta cần đảm bảo K-117 vận hành liên tục 24 giờ mỗi ngày. 135 sĩ quan và thủy thủ được chia ca làm việc nhằm đảm bảo tốt nhất khả năng sẵn sàng chiến đấu của tàu.

Được thiết kế nhằm mục tiêu hoạt động độc lập trong nhiều ngày trên biển nên K-117 Bryansk có đầy đủ các phòng chức năng để phục vụ nhu cầu của thủy thủ đoàn. Các kỹ sư Liên Xô khéo léo biến không gian sống và làm việc chật hẹp bên trong con “quái vật” trở nên tiện nghi hơn với các thủy thủ.

Họ thường xuyên phải rèn luyện khả năng phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp, có thể đe dọa tính mạng của toàn bộ thủy thủ đoàn cũng như sự tồn vong của lá bài chiến lược. Một trong các tình huống có nguy cơ xảy ra cao nhất là hỏa hoạn. Từng phần thân tàu đều được lắp đặt hệ thống chữa cháy cùng cửa thép, giúp khoanh vùng khu vực cháy và ngăn khói độc lan ra các bộ phận khác của tàu.

Tàu ngầm hạt nhân Nga nổi lên giữa biển để cứu người

Chiếc tàu ngầm hạt nhân bất ngờ nổi lên giữa đại dương để giúp những người mắc kẹt trên một tàu nhỏ ở Biển Trắng vào ngày 8/6.

Mặt nạ dưỡng khí được bố trí sẵn bên trong phòng điều khiển của tàu ngầm đề phòng trường hợp khí độc bao trùm toàn bộ con tàu.

Giường bên trong phòng của các thủy thủ. Người ta thiết kế giường tầng để tiết kiệm diện tích.

Mỗi giường được lắp đặt hệ thống chiếu sáng cùng mặt nạ dưỡng khí.

Ti vi nằm trong phòng giải trí của tàu. Các thủy thủ có thể tới đây để giải trí khi hoàn thành ca trực.

Bên trong tàu ngầm nguyên tử khổng lồ Nga

Typhoon là lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớn nhất từng được sản xuất và bắt đầu phục vụ Hải quân Liên Xô từ những năm 1980.

Nhà bếp trên tàu, nơi phục vụ bữa ăn hàng ngày cho 135 thủy thủ và sĩ quan.

Phòng ăn rộng rãi trên tàu.

Hồng Duy

Ảnh: RIA Novosti

Bạn có thể quan tâm