Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một ngàn đồng và người phụ nữ ăn xin đầy lòng 'tự trọng'

Người phụ nữ ấy thả tờ 1.000 đồng xuống bàn, đổi giọng còn hơn camera 360 độ rằng "Thời buổi này nghĩ sao cho 1.000? Cho vậy không mắc cỡ à?"

'Mẹ mìn' ngồi hóng mát, trẻ đứng giữa nắng Sài Gòn xin tiền

Trong lúc những đứa trẻ 2-12 tuổi đen nhẻm, lầm lì đứng xin tiền giữa đường nắng rát thì "mẹ mìn" chọn chỗ mát mẻ chờ "đàn con" mang tiền về.

Xung quanh việc thực hiện Quyết định số 49 của UBND TP.HCM về việc tập trung người xin ăn vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để xác minh địa chỉ cư trú rồi cho hồi gia, trả lời báo chí, ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẳng định, những người giả dạng bán báo, bán vé số, bán nhang… để ăn xin, chúng tôi sẽ tiến hành tập trung.

Ngoài các biện pháp để đưa người ăn xin vào Trung tâm, TPHCM cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP (Thành hội Phật giáo, Tổng Tòa giám mục TP... ) phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP: “không cho tiền người ăn xin”.

Xin giới thiệu câu chuyện của một bạn đọc để chúng ta có thêm góc nhìn về quan điểm “không cho tiền người ăn xin”:

Tối qua, đi ăn tối cùng "người xa lạ". Một người phụ nữ trung niên ăn mặc rách rưới, vẻ mặt không mấy nhân hậu bước vào bàn và xin tiền "mua thuốc" chữa bệnh. Mình cũng không ngại thể hiện sự "nhẫn tâm" bằng cách lắc đầu.

Quan điểm của mình khác với những năm trước, nếu có tiền thì cho đúng địa chỉ, không nhất thiết phải "nuôi béo" những kẻ chăn dắt người già, đàn bà, trẻ em từ sáng đến tận khuya. Tiền vào tay họ như gió vào nhà trống, cũng chẳng tốt hơn.

Bà ấy năn nỉ mãi, mình ái ngại, rồi ma xui quỷ khiến móc ví ra (vì nhớ trong ví còn mấy tờ tiền lẻ). Nhưng khi mở ví ra mới giật mình vì còn đúng 1.000 đồng. Nhưng mình cũng vuốt tờ tiền cho thẳng, hai tay đưa cho người phụ nữ "thiếu thuốc" ấy.

Bà nhận tờ tiền và tiếp tục xin thêm. Mình quyết lắc đầu vì túi còn mỗi tờ 100.000 đồng. Người chủ quán ra dấu phiền lòng để bà ăn xin đi chỗ khác.

Ngạc nhiên chưa, người phụ nữ ấy thả tờ 1.000 đồng xuống bàn, đổi giọng còn hơn camera 360 độ rằng "Thời buổi này nghĩ sao cho 1.000? Cho vậy không mắc cỡ à?" và lèm bèm vài lần như thế trước khi rời khỏi quán.

Hai đứa ngồi đơ ra, bà chủ quán cười lắc đầu. Ai đời ăn xin cũng phải "có giá cho", cho bừa bãi thì bị chửi là "không biết mắc cỡ".

Gửi người phụ nữ ăn xin đầy “tự trọng” ấy: Nếu chẳng may cô đọc được những dòng này của cháu, thì cô hãy biết rằng mẹ cháu ở quê bán mỗi tờ vé số lời có 1.000 đồng; chở từng quả mít, trái bơ, quả đu đủ ra chợ xa lắc xa lơ bán cũng chỉ lời 500 đồng/ký... để rồi cuối tháng vuốt thẳng từng tờ giấy 1.000 ấy, gom lại mà nuôi anh em cháu ăn học đến bây giờ. 

Cháu nghĩ hơi quá, nhưng có lẽ cô chưa hẳn là một người mẹ tốt, vì nếu thương con thương cháu thì cô phải chắt chiu, vuốt thẳng, trân trọng từng tờ giấy 1.000 đồng mà thiên hạ thương tình gửi tặng (như cháu tối qua).

Cháu từng vì thiếu 1.000 đồng mà không đủ mua gói mỳ tôm ăn ngày vào đại học; thằng bạn cháu vì thiếu 1.000 đồng, không đủ tiền đi xe buýt, mà phải đi bộ từ Suối Tiên vào tận ký túc xá làng đại học. Một ngàn - nhất là của thiên hạ tặng, không nhỏ như cô nghĩ đâu, cô ạ!

Độc giả ủng hộ quyết liệt việc không cho tiền người ăn xin

"Người ăn xin cũng là người, người bình thường cũng là người. Có chân có tay sao phải đi ăn xin?", bạn đọc Boy Nguyễn chia sẻ sự tán thành với chủ trương của TP HCM.


http://plo.vn/thoi-su/mot-ngan-dong-va-nguoi-phu-nu-an-xin-day-long-tu-trong-519420.html

Theo Đỗ Thiện/Pháp luật TPHCM

Bạn có thể quan tâm