Đại dịch thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số, khuyến khích việc mua sắm ở các sàn TMĐT. Các sàn trở thành “bạn đồng hành”, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Thói quen mua sắm buộc thay đổi trong năm 2021
Khảo sát của PwC chỉ ra, 41% người được hỏi cho biết mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại di động hoặc smartphone, so với 39% cách đây 6 tháng và 12% ở 5 năm trước.
Còn trong nghiên cứu của Visa, quá trình chuyển dịch từ cửa hàng sang các nền tảng TMĐT đang diễn ra nhanh chóng. Trong đó, đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà. Cứ 10 đơn hàng thì có gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch.
Chị Hà My (26 tuổi, nhân viên văn phòng, sống tại Hà Nội) cho biết dịch Covid-19 khiến việc mua sắm trực tiếp nhu yếu phẩm tại các cửa hàng bị hạn chế. Vì vậy, chị lựa chọn mua hàng trên các sàn TMĐT. “Cả khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, lệnh giãn cách xã hội nới lỏng, tôi cũng vẫn lựa chọn mua hàng qua TMĐT. Thực chất, hoạt động ấy dần trở thành thói quen, vừa tiện lợi lại nhanh chóng”, Hà My khẳng định.
TMĐT trở thành điểm sáng của nền kinh tế, hỗ trợ người dân mua sắm trong dịch bệnh. |
Trong khi đó, anh Mạnh Hùng (29 tuổi, kinh doanh tự do tại Hà Nội) cũng cho rằng đại dịch phần nào thay đổi thói quen mua sắm của mình: “Do hạn chế ra ngoài, tôi dần làm quen việc mua sắm trên các sàn TMĐT. Có thể sau khi dịch kết thúc, tôi vẫn duy trì thói quen này bởi sự tiện lợi, hạn chế tiếp xúc. Tôi thường mua sắm trên Lazada vì giao hàng nhanh lại có nhiều mã giảm giá, thanh toán dễ”, anh Hùng nói thêm.
Không chỉ anh Hùng hay chị My, nhiều người lớn tuổi như ông Trần Hoàng Minh (52 tuổi, An Giang) cũng bắt đầu tìm hiểu về các sàn TMĐT khi đợt dịch lần thứ 4 khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. “Trước đây, tôi ngại ngần đặt hàng trên mạng vì nghĩ phải thực hiện nhiều bước phức tạp. Thế nhưng sau thời gian dùng thử, tôi quen luôn đặt hàng online và thích nhất việc thường xuyên được giảm giá, tặng quà, có thể so sánh các món đồ trước khi chọn”, ông Minh hào hứng kể.
Lazada mang đến nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ người dân mua sắm. |
Điểm sáng giữa đại dịch
Theo báo cáo SYNC Đông Nam Á 2021 của Facebook và Bain & Company, tại Việt Nam, cứ 7 trên 10 người dùng tiếp cận kỹ thuật số. Điều đó đồng nghĩa cả nước có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. Việt Nam cũng được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT ước đạt 56 tỷ USD năm 2026, tăng 4,5 lần so với năm 2021.
Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam giai đoạn 2017-2025. Ảnh: Facebook và Bain & Company. |
Trong năm qua, số danh mục hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến tăng 50%. Số gian hàng online cũng tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020. Những con số này cho thấy sự phát triển về quy mô và tầm quan trọng của TMĐT với cuộc sống người dùng.
Một trong những cái tên đáng chú ý chính là Lazada. Trong dịp lễ hội mua sắm 12/12/2021, doanh thu toàn sàn và số lượng đơn đặt hàng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, số lượng nhà bán hàng tham gia lễ hội này tăng gấp 2,5 lần. Điều này chứng tỏ TMĐT trở thành kênh kinh doanh quan trọng, giúp các nhà bán hàng chuyển đổi số thành công và phục hồi kinh doanh trong “bình thường mới”.
Sẵn sàng mở ra Tết mới
Dù chưa “rộn ràng” trên những con ngõ, các khu chợ truyền thống, song không khí trên các sàn TMĐT bắt đầu sôi động. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm các vật dụng trang hoàng nhà cửa, nâng cấp thiết bị để chuẩn bị dịp Tết cổ truyền.
Trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội mua sắm “Tết mới, Sale to”, tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng chăm sóc sức khoẻ trên Lazada tăng 2,5 lần. Ngành hàng nhà cửa và đời sống ghi nhận mức tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh sức mua các sản phẩm nội thất và vật dụng nhà bếp, đáp ứng nhu cầu tân trang nhà cửa đón Tết.
Người tiêu dùng cũng có xu hướng tận dụng các chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn dịp này để mua sắm sản phẩm thuộc ngành hàng bách hóa, mẹ và bé. Do đó, doanh thu những ngành hàng này trong 2 ngày ngày đầu tiên của lễ hội mua sắm Tết trên Lazada gần gấp 3 lần ngày thường.
Với thông điệp “Mở Lazada, Mở ra Tết mới”, xuyên suốt 10 ngày diễn ra lễ hội mua sắm “Tết mới, Sale to”, người tiêu dùng có thể an tâm mua sắm hàng triệu sản phẩm, đa dạng ngành hàng với ưu đãi giảm giá đến 50%. Người mua có thể tận hưởng chương trình miễn phí giao hàng, voucher giảm giá cũng như hòa mình vào loạt hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đặc sắc. Từ đó, một năm 2022 “bình thường mới” được mở ra với hy vọng về nhiều điều tươi vui, tốt đẹp hơn.
Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan, chia sẻ với “Tết mới, Sale to”, Lazada tiếp tục trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy, mở ra niềm vui mới cho người tiêu dùng trên cả nước. “Thông qua các ưu đãi hấp dẫn về giá, sản phẩm đa dạng và tăng cường miễn phí giao hàng, người dùng có thể an tâm mua sắm cho bản thân, gia đình dịp Tết Nguyên đán gần kề. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu, nhà bán hàng thúc đẩy kinh doanh, khởi đầu một năm 2022 với nhiều thành công và bước tiến mới cùng Lazada”, ông James cho biết.
Bình luận