Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một năm của các bộ trưởng: Ông Đinh Tiến Dũng và 'điểm 8'

2014 chắc chắn là một năm đáng nhớ với ông Đinh Tiến Dũng, khi lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội trong thời điểm tình hình kinh tế - xã hội của VN đang rất nóng.

Áp lực và minh bạch

Đó là tháng 6/2014, hơn một năm sau khi ông Dũng nhậm chức. Dưới những áp lực lớn trong lần đăng đàn ấy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã không ít lần được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kịp thời “ứng cứu”.

Chẳng hạn, khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) truy tới cùng về thông tin và số liệu mức độ phụ thuộc và lệ thuộc, về tài chính của Việt Nam đối với Trung Quốc, cụ thể là nợ công mà chủ nợ là nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, nguồn vốn ODA từ Trung Quốc và các dự án có liên quan

Bộ trưởng Dũng vừa quay về hướng Chủ tịch Quốc hội, vừa nói: “Đây là số liệu không ảnh hưởng lớn, nhưng có tính nhạy cảm, xin phép chúng tôi trao đổi trực tiếp với đại biểu”. 

Chủ tịch Quốc hội lập tức: “Xin đề nghị với đại biểu Trương Trọng Nghĩa là Bộ trưởng sẽ trả lời cụ thể, bởi vì đại biểu hỏi toàn con số cho nên phải có thời gian ghi chép. Nhưng kết luận của Bộ trưởng là chúng ta là hợp tác làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc, nếu thua thì hai bên cùng thua, còn vay mượn của ta với Trung Quốc cũng không lớn. Cho nên chưa đến mức độ phụ thuộc gì lớn”.

Với tấm bằng tốt nghiệp Học viện Tài chính, ông Dũng từng làm việc với tư cách là một kế toán cho doanh nghiệp đến quản lý tài chính ở Bộ Xây dựng. Ông cũng từng là chủ tịch rồi bí thư tỉnh thành, rồi từng là Tổng kiểm toán Nhà nước, trước khi ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính.

Với tấm bằng tốt nghiệp Học viện Tài chính, ông Dũng từng làm việc với tư cách là một kế toán cho doanh nghiệp đến quản lý tài chính ở Bộ Xây dựng. Ông cũng từng là chủ tịch rồi bí thư tỉnh thành, rồi từng là Tổng kiểm toán Nhà nước, trước khi ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính.

Cho dù khá vất vả, cuối cùng thì ông Đinh Tiến Dũng cũng hoàn thành phần “thi” của mình. Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đánh giá và sau đó “chấm điểm”: “Nói chung lần đầu tiên Bộ trưởng trả lời như thế tôi cho là được, cơ bản Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề đại biểu đề cập, các văn bản liên quan, từ luật đến dưới luật quy định ông ấy đều nắm chắc. Tôi cho rằng có thể xếp vào loại khá. Cho điểm 10 thì hơi cao, nhưng vẫn có thể cho 8 điểm”.

Có lẽ, ít “đời” Bộ trưởng Tài chính nào phải đối mặt với những áp lực nặng nề đến từ nợ công như ông Đinh Tiến Dũng. Tiếp quản túi tiền quốc gia vào lúc khó khăn nhất, tuy không phải trần tình như một bộ trưởng từng nói vui trước Quốc hội “làm bộ trưởng mà không có đồng nào trong túi”, nhưng ông Dũng cũng khó giấu được vẻ căng thẳng thường trực trên nét mặt, vì những tính toán làm sao cân đối được chi tiêu ngân sách, làm sao cho gánh nợ công đỡ nặng, làm sao cho đảm bảo an ninh, an toàn cho nền tài chính quốc gia…

Hàng loạt các báo cáo về nợ công, với các số liệu và chú giải rành mạch, chi tiết, lần đầu tiên được gửi tới các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2014, như là một minh chứng cho những nỗ lực của ông Dũng trong việc xua bớt nỗi ám ảnh về nợ công cho đại biểu Quốc hội cũng như dư luận.

Dĩ nhiên, gánh nợ công chưa thể hết nặng trong ngày một ngày hai, trong năm nay hay năm sau, nhưng ít nhất thì, sự minh bạch thông tin cũng như những giải pháp xử lý nợ được báo cáo công khai sẽ giúp nhận diện chính xác hơn vấn đề.

Lời nói và hành động

Có thể vì không quá “hoạt ngôn” nên khá thận trọng và kín kẽ trong các phát biểu, nhưng đôi khi ông Dũng cũng tỏ ra bộc trực. Chẳng hạn, trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt diễn ra hồi tháng 8/2014, có ý kiến cho rằng không thể lấy việc tăng thuế mạnh một số mặt hàng như thuốc lá để coi đó như một trong những giải pháp chống buôn lậu, mà cần phải nhìn thẳng vào thực trạng của công tác chống buôn lậu hiện nay là chưa hiệu quả, dù Chính phủ đã nâng cấp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu…

Khi ấy, đang là Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu của Chính phủ, ông Dũng lập tức phản ứng rằng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu đã rất nỗ lực trong điều hành, và từ khi có Ban Chỉ đạo, hiệu quả công tác chống buôn lậu được cải thiện rõ rệt là thực tế không thể phủ nhận.

Hay như trong phát ngôn về những yếu kém của ngành thuế, Bộ trưởng Dũng cũng không ngần ngại “vạch áo cho người xem lưng”: “Cán bộ thuế toàn ăn vặt! Đau đầu quá!”, khi ông tới dự và chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thuế sáu tháng cuối năm 2014, vào ngày 3/7/2014. Cũng tại đây, một loạt những chiêu trò “ăn vặt” của cán bộ ngành thuế được người đứng đầu ngành tài chính trực tiếp mổ xẻ. 

Nào là nhiều doanh nghiệp, nhiều người nộp thuế chưa hài lòng với tác phong, lề lối, với thái độ của cán bộ thuế. Hay như, đi nộp thuế khó lắm chứ không dễ khiến cho nhiều người đi nộp thuế phải thuê dịch vụ. Rồi, muốn mua được hóa đơn, người nộp thuế phải đi lại nhiều cơ quan, thậm chí nhiều trường hợp phải chi bồi dưỡng cho cán bộ …

Để chữa bệnh “đau đầu” này, ngành tài chính và cá nhân ông Dũng đã quyết tâm thiết lập lại một trật tự mới, với một loạt giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế được đưa ra trong những tháng cuối năm 2014.

Như, cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, phân ngưỡng chịu thuế; giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng từ khai theo tháng sang khai theo quý; áp dụng rộng rãi kê khai thuế điện tử; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, đơn giản hồ sơ đề nghị xóa nợ... 

Như VnEconomy đã viết trong loạt “Một năm của các bộ trưởng” năm trước, với tấm bằng tốt nghiệp Học viện Tài chính, ông Dũng từng làm việc với tư cách là một kế toán cho doanh nghiệp đến quản lý tài chính ở Bộ Xây dựng. Ông cũng từng là chủ tịch rồi bí thư tỉnh thành, rồi từng là Tổng kiểm toán Nhà nước, trước khi ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính.

Thông điệp quan trọng nhất mà ông Đinh Tiến Dũng đưa ra ngay sau khi nhậm chức chính là việc sẽ “tiếp tục triển khai những chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát ở mức thấp hơn, tăng trưởng ở mức cao hơn…”.

Nhưng, ông cũng lưu ý rằng “việc quan trọng hàng đầu là đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hiện công khai minh bạch để tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước và xã hội”.

Đến lúc này, từ lời nói đến hành động, có thể thấy vị bộ trưởng giàu “chuyên môn tài chính” vẫn đang giữ cho công việc của mình không lệch khỏi cung đường ấy.

Bộ trưởng Tài chính: 'Nợ công vẫn an toàn'

Trấn an lo lắng của các ĐBQH cũng như cử tri về tình hình nợ công đang tiến sát ngưỡng trần 65%GDP cho phép, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công vẫn an toàn.

http://vneconomy.vn/thoi-su/mot-nam-cua-cac-bo-truong-ong-dinh-tien-dung-va-diem-8-20150113095645902.htm

Theo Đoàn Trần/ VnEconomy

Bạn có thể quan tâm