Đây là con số được công bố trong chương trình các doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng tiền bồi thường cho công ty bị hại do Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vào chiều nay 6/6. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, trong các doanh nghiệp bị thiệt hại nhận tiền tạm ứng bồi thường, có 87 nhà đầu tư Đài Loan với số tiền 59,5 tỷ đồng, 3 nhà đầu tư Singapore với 28,3 tỷ đồng, 4 nhà đầu tư Hong Kong với 21,8 tỷ đồng và 3 nhà đầu tư Hàn Quốc với 3,3 tỷ đồng.
Ông Kent Teh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (KCN VSIP 1- Bình Dương) đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm đã phản ứng nhanh trong việc bồi thường. Trong đợt này, Esquel được đơn vị bảo hiểm tạm ứng bồi thường 1 triệu USD. “Chúng tôi sẽ cố gắng khôi phục lại sản xuất, vì 5.000 công nhân đang làm việc của công ty và hàng chục ngàn người trong gia đình đang phụ thuộc vào họ”, ông Kent Teh nói.
20 tỉ đồng tiền bồi thường bảo hiểm." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/erlu/2014_06_06/bh.jpg" /> |
Công ty TNHH Chutex, chủ đầu tư Singapore tại KCN Sóng Thần được doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng 20 tỉ đồng tiền bồi thường bảo hiểm. |
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Nguyễn Quang Phi cho biết, tất cả các doanh nghiệp là khách hàng của Bảo Việt đã được tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin và giám định ban đầu. Cũng theo ông Phi, đến nay, Bảo Việt đã hoàn thiện hồ sơ và giải quyết bồi thường bảo hiểm hoặc tạm ứng cho 62 trong tổng số 94 khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm này trên địa bàn Bình Dương. Tổng số tiền được chi ra đến thời điểm hiện tại là 26,8 tỷ đồng.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, cho biết, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường cho doanh nghiệp bị thiệt hại khi chưa có con số thống kê thiệt hại. Ông cho rằng trong việc thống kê những thiệt hại của doanh nghiệp cũng cần phân biệt thiệt hại thuộc về bảo hiểm và những thiệt hại ngoài bảo hiểm, bởi lẽ, có những doanh nghiệp chỉ mua bảo hiểm cho một phần tài sản chứ không mua bảo hiểm toàn bộ tài sản đó.
Ngoài ra, ông Lộc còn cho biết, việc bồi thường cho doanh nghiệp bằng tiền mặt hay trực tiếp khôi phục, sửa chữa ngay cho doanh nghiệp bị thiệt hại cũng cần được doanh nghiệp bảo hiểm cân nhắc. Cũng theo vị tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm, việc giải quyết dứt điểm tiền bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại có thể kéo dài trong một năm tới.
Tại chương trình này, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng số tiền tạm ứng bồi thường này mặc dù chưa đáp ứng được hết nguyện vọng của các doanh nghiệp, nhưng đã khẳng định được cam kết và trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với khách hàng.
Đây là nguồn kinh phí cần thiết giúp các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn để sớm ổn định sản xuất trở lại. Bộ Tài chính đã chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương phối hợp với các doanh nghiệp bị thiệt hại và địa phương để xác định thiệt hại, tiến hành bồi thường sớm, Bộ trưởng Dũng cho biết.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hỗ trợ và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh để các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để an toàn và thuận lợi hơn nữa.