Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một loạt quốc gia e ngại Huawei vì nguy cơ an ninh

Các nước đồng minh của Mỹ gồm Canada, Hàn Quốc và Australia bày tỏ sự lo ngại đối với tập đoàn cung cấp thiết bị không dây hàng đầu thế giới Huawei về vấn đề bảo mật.

"Đại gia" viễn thông Trung Quốc Huawei đã bị nhiều nước như Canada, Hàn Quốc, Australia coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. 

Cụ thể, Australia vừa gây áp lực với quốc đảo Solomon (phía đông bắc châu Đại Dương) nhằm mục đích loại bỏ nhà thầu Huawei trong dự án xây dựng cáp ngầm dưới biển kết nối các quốc gia Nam Thái Bình Dương với Australia. 

Theo Wall Street Journal, Australia đã đề nghị cấp vốn cho quần đảo Solomon xây dựng một hệ thống cáp ngầm thay thế.

Australia cũng đang cầu viện sự tư vấn của các quốc gia khác về vấn đề bảo mật an ninh xung quanh vai trò của tập đoàn Huawei trong việc phát triển các thiết bị không dây sử dụng công nghệ mạng 5G sẽ được áp dụng trong tương lai. 

Huawei bi nghi ngo bao mat anh 1
Huawei là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về thiết bị mạng không dây và lớn thứ 3 về điện thoại thông minh. Trong ảnh là một cửa hàng Huawei tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg.

Tại Canada, nơi Huawei tạo công ăn việc làm cho hơn 400 kỹ sư và nhà nghiên cứu, tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông này cũng trở thành chủ đề cho cuộc tranh luận trong quốc hội hồi tuần qua.

Cựu lãnh đạo Cục An ninh Tình báo Canada Ward Elcock lên tiếng cảnh báo: "Tôi nghĩ chúng ta nên rất cẩn thận trong việc sử dụng các thiết bị Huawei một cách rộng rãi", Wall Street Journal dẫn lời ông Elcock nói.

Trong một diễn biến khác, ông Park Jung Ho, giám đốc điều hành SK - tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc - cho biết ông không chắc chắn về việc xem Huawei như một nhà cung cấp hệ thống mạng 5G tại Hàn Quốc.

"Huawei là một mối lo ngại", ông Park khẳng định. Phát ngôn viên của SK cũng khẳng định không sử dụng bất cứ thiết bị nào từ Huawei. 

Trước đó, Mỹ đã cấm Huawei xâm nhập vào thị trường nội địa nước này sau khi xuất hiện cáo buộc thiết bị của Huawei có thể được sử dụng cho các hoạt động gián điệp vào năm 2012. 

Tháng 1/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngăn chặn tập đoàn Singapore Broadcom mua lại công ty sản xuất chip điện tử Qualcomm của Mỹ sau khi cố vấn chính phủ cho rằng thương vụ này có thể làm giảm tính cạnh tranh của Qualcomm trong việc phát triển công nghệ mạng 5G. 

Trong khi Huawei tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường công nghệ viễn thông, các quốc gia phương Tây lo ngại Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ mạng 5G, nền móng của xe tự hành và các loại thiết bị kết nối mạng khác trong tương lai.

Mặt khác, Huawei, có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, vẫn khẳng định công ty này hoạt động độc lập với chính phủ. Do đó mọi nghi ngờ cho rằng Huawei sử dụng các thiết bị điện tử của mình để thu thập thông tin tình báo cho Bắc Kinh là hoàn toàn vô căn cứ.

Người đại diện của Huawei cho biết công ty "có được sự tín nhiệm" của các đối tác. Đồng thời, các sản phẩm và dịch vụ của công ty đã được sử dụng tại hơn 170 quốc gia, trong đó có Anh và New Zealand là các đồng minh thân cận của Mỹ.

Tham vọng đánh bại Apple, Samsung của Huawei Công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc muốn vượt qua các đối thủ trực tiếp của họ ngay cả trên thị trường toàn cầu.

Huawei: ‘Đối thủ dùng biện pháp chính trị ngăn chúng tôi vào Mỹ’

Theo CEO bộ phận thiết bị tiêu dùng Richard Yu, thất bại của họ trong việc hợp tác với nhà mạng AT&T là do đối thủ sử dụng biện pháp chính trị.

Sếp FBI, CIA và NSA: 'Đừng dùng thứ gì của Huawei'

Giới tình báo và an ninh Mỹ vẫn lo ngại về Huawei khi hãng này bị cho là được hậu thuẫn từ chính phủ Trung Quốc.


Chi Mai

Bạn có thể quan tâm