Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Món ăn có nguy cơ dẫn đến ung thư

Hệ vi khuẩn đường ruột của người Nhật khó tiêu hóa được thịt nên ăn nhiều thịt sẽ làm xáo trộn môi trường hệ vi khuẩn đường ruột và gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

“Cá hay thịt bò?”

Nếu được hỏi câu này, bạn sẽ chọn món nào?

Những năm gần đây, chế độ ăn uống được Âu Mỹ hóa, ngày càng có nhiều người chuyển từ chế độ ăn chủ yếu là cá như trước kia sang chế độ ăn chủ yếu là thịt.

Thế nhưng, nếu xét từ góc độ “ung thư”, tình trạng này lại không phải là chuyện tốt đẹp gì.

Bởi khi tiêu hóa thịt, môi trường bên trong đường ruột dần kém đi và kết quả là có nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng.

Khoảng mười mấy năm trở lại đây, tỷ lệ người tử vong vì ung thư đại tràng ngày càng tăng lên và chuyện này chắc hẳn có liên quan đến việc chế độ ăn bị Âu Mỹ hóa.

Vậy tại sao tiêu hóa thịt lại khiến môi trường trong đường ruột kém đi?

Nếu điều đó là sự thật thì chắc chắn tất cả người Mỹ đều bị ung thư đại tràng rồi.

Thực tế, hệ vi khuẩn đường ruột của người Mỹ và của người Nhật khác nhau và đây được coi là một trong những nguyên nhân không dẫn đến tình trạng như trên.

Hệ vi khuẩn đường ruột trong các sinh vật thay đổi tùy theo chế độ sinh hoạt hay môi trường sống của sinh vật đó.

Ví dụ, người ta cho rằng trong hệ vi khuẩn đường ruột của người Nhật có chứa vi khuẩn giúp tiêu hóa rong tảo biển.

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hệ vi khuẩn đường ruột của người Mỹ lại không có loại vi khuẩn này nên dù họ có ăn rong tảo biển thì cũng không thể tiêu hóa được.

So với các sinh vật khác, ví dụ như dê, dê vốn sống nhờ ăn các chất xơ mà con người không tiêu hóa được. Đó là do trong hệ tiêu hóa của dê có chứa nhiều vi khuẩn đường ruột giúp phân giải chất xơ (Cellulose).

Lam sao de khong mac ung thu anh 1

Thường xuyên ăn các loại thịt đỏ cũng làm tăng lượng hại khuẩn trong đường ruột và cũng có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Nguồn: giadinhmoi.

Tương tự như vậy, người Mỹ có những vi khuẩn đường ruột phù hợp với chế độ ăn chủ yếu là thịt nên dù có ăn nhiều thịt thì cơ thể họ vẫn tiêu hóa tốt.

Trong khi đó, người Nhật Bản có hệ vi khuẩn đường ruột chuyên biệt cho các loại gạo, cá, vốn vẫn được ăn từ hàng nghìn năm trước nên khó có thể phân giải được các loại thịt hay mỡ động vật.

Ngoài ra, với món “cá nướng cháy sém”, điều cần chú ý chính là khả năng gây ung thư ở các vết “cháy sém”.

Mặc dù khả năng gây ung thư của thức ăn nướng cháy không phải là 0, nhưng với lượng thức ăn mà con người ăn hàng ngày thì đây vẫn chưa phải là vấn đề cần lo lắng.

Tại sao khi ăn thịt, phân lại có mùi hôi?

Người ta cũng phát hiện ra rằng ăn nhiều thịt làm tăng các hại khuẩn trong đường ruột.

Ăn một lượng lớn thịt đỏ khiến phân có mùi hôi là vì khi đó, các hại khuẩn có tên là “Clostridium” sẽ gia tăng.

Thực tế, chính những vật chất do vi khuẩn Clostridium này tạo nên được cho là có khả năng gây ung thư.

Chính vì vậy, hiện nay người ta đang dần chú ý đến “Probiotic” (tên gọi chung cho các lợi khuẩn như Bifidobacterium, Lactobacillus casei Shirota) để tạo một môi trường ưu tiên lợi khuẩn trong đường ruột.

Trong một thử nghiệm so sánh nhóm chuột chỉ được cho ăn thịt bò và nhóm chuột được cho ăn thịt bò cùng probiotic, người ta đã thu được kết quả: trong khi nhóm chuột chỉ được ăn thịt bò có tới 77% phát bệnh ung thư thì nhóm còn lại chỉ có 40% phát bệnh.

Những người có chế độ ăn chủ yếu là thịt nếu tích cực ăn sữa chua có lẽ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư cho bản thân.

Toshio Akitsu / Quảng Văn Books & NXB Phụ nữ

SÁCH HAY