Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mọi ánh mắt dồn về Trung Quốc trước kỳ họp thành viên WHO

Tranh cãi Mỹ - Trung và các cáo buộc về các Trung Quốc chống dịch virus corona sẽ phủ bóng cuộc họp sắp bắt đầu của Hội đồng Y tế Thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan ở tuyến đầu điều phối cuộc chiến chống dịch Covid-19. Nhưng ngày 18/7, khi tổ chức này tiến hành cuộc họp thường kỳ, họ sẽ phải đối mặt với cuộc chiến nữa liên quan đến cách Bắc Kinh đối phó với dịch Covid-19, rộng hơn là căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc, Mỹ và các nước khác.

South China Morning Post nhận định virus corona sẽ là trọng tâm trong cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới, diễn đàn có sự tham gia của tất cả 194 thành viên WHO cùng các nhà quan sát để đánh giá và thông qua các chính sách và gói ngân sách.

Tuy nhiên, South China Morning Post cho rằng lần này, mọi con mắt sẽ dồn về phía các quốc gia, gồm Mỹ, Australia, Canada, Pháp và Đức - các quốc gia theo đổi cuộc điều tra về cách xử lý đại dịch của Trung Quốc. Điều đó có thể bao gồm việc đưa chính phủ Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang vì đại dịch

Lãnh đạo của các quốc gia này đã quả quyết rằng họ muốn có một cuộc điều tra, bao gồm điều tra nguồn gốc ban đầu của virus corona để xem liệu có việc Trung Quốc đã từng che đậy dịch bệnh, có chậm trễ trong việc thông báo với quốc tế rằng virus có khả năng lây truyền giữa người với người hay không.

Bản thân WHO đã hứng chịu búa rìu của cộng đồng quốc tế trong việc ca ngợi cách xử lý của Trung Quốc là “minh bạch”.

dieu tra cach Trung Quoc doi pho dich Covid-19 anh 1

Hội đồng Y tế Thế giới họp tại Geneva vào tháng 5 hàng năm. Năm nay, nó sẽ được tiến hành trực tuyến vì dịch bệnh. Ảnh: AFP.

Kể từ khi ca nhiễm virus corona đầu tiên được Trung Quốc công bố ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái, đến nay nó đã giết chết gần 312.000 người và lây nhiễm cho hơn 4,6 triệu người trên thế giới. Trong khi Mỹ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất và Trung Quốc đã kiểm soát được dịch, hai bên cũng liên tục đổ lỗi cho nhau.

Tổng thống Donald Trump nói rằng “Trung Quốc sẽ phải nhận hậu quả nếu bị phát hiện khiến cho thế giới bị đại dịch tấn công”. Ông cũng đặt ra giả thuyết rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc và cho biết họ ủng hộ nỗ lực của WHO trong việc điều tra nguồn gốc của virus.

Theo Reuters, Trung Quốc cũng liên tiếp tổ chức họp trực tuyến với các nước đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương và vùng Caribbean để tìm kiếm sự ủng hộ ngay trước cuộc họp của WHA.

Thế khó khi đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế

Theo quy định của WHO, họ có thể chuyển các tranh cãi lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague, cơ quan pháp lý của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế và pháp lý cho rằng việc này không khả thi. Vì ngay cả khi có kết quả thì ICJ cũng không thể buộc bên nào thi hành phán quyết.

“WHO chưa bao giờ đưa một nước nào ra tòa án quốc tế ICJ”, Steven Hoffman, giáo sư về y tế, luật và khoa học chính trị toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Chiến lược Toàn cầu thuộc Đại học York ở Toronto (Canada), nói. “Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là chuyện chưa từng có tiền lệ”.

Atul Alexander, trợ lý giáo sư luật tại Đại học Khoa học Pháp lý Quốc gia Tây Bengal (Ấn Độ), nói rằng điều đó không khả thi vì nó phải được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua, nơi Trung Quốc có quyền phủ quyết vì là 1 trong 5 thành viên thường trực.

“Trung Quốc phải đồng tình với quyền tài phán của ICJ (để thi hành phán quyết), điều sẽ không bao giờ xảy ra”, ông Alexander nhận định.

dieu tra cach Trung Quoc doi pho dich Covid-19 anh 2

Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP.

Ông Hoffman nhận định kể cả khi vụ việc về virus corona được đệ trình lên ICJ thì tòa án vẫn có thể không xét xử. “Có nhiều vụ việc vẫn đang chờ xét xử. Họ chỉ xét xử 2 đến 4 vụ mỗi năm”.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hoffman, Quy định Y tế Quốc tế (IHR) được ban hành và thông qua bởi tất cả thành viên WHO năm 2005, có thể đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp. IHR đề nghị giải quyết các vấn đề bằng con đường hòa giải hoặc thông qua đàm phán.

“Tranh chấp cũng có thể được giải quyết bằng cách đệ trình lên tổng giám đốc WHO hoặc trọng tài, nếu được tất cả các bên tranh chấp đồng ý”, theo IHR.

Nhưng ông Hoffman cũng lưu ý rằng cho đến nay, không có quốc gia nào đồng ý giải quyết vấn đề thông qua cơ chế này.

TT Trump xem xét nối lại 1/10 khoản tài trợ WHO, bằng với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/5 nói rằng chính quyền của ông đang xem xét nhiều đề xuất về WHO. Một trong số đó là Washington sẽ tài trợ 10% khoản đóng góp cũ.

WHO: Hơn 200 triệu người ở châu Phi có thể nhiễm Covid-19

Theo mô hình tính toán của WHO, virus corona có thể giết chết 150.000 người và lây nhiễm cho khoảng ¼ tỷ người ở châu Phi trong một năm, nếu không có các hành động khẩn cấp.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm