Dự buổi đấu giá có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ. Ảnh: MobiFone. |
Chiều 9/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức phiên đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3). Đây là một bước tiến quan trọng trong việc triển khai mạng 5G tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và chuyển dịch hạ tầng viễn thông.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết việc tổ chức cuộc đấu giá là bước đi quan trọng nhằm khai thác hiệu quả băng tầng, đáp ứng mục tiêu có 3-4 doanh nghiệp cung cấp 5G.
Sau phiên đấu giá, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã trúng thầu quyền sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz.
Trước đó, giá khởi điểm quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz là hơn 2.580 tỷ đồng. Tiền đặt trước là 130 tỷ đồng, bước giá là 25 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại buổi đấu giá. Ảnh: Bộ TT&TT. |
Việc MobiFone trúng đấu giá băng tần C3 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc triển khai 5G tại Việt Nam. Băng tần C3 là một trong những băng tần quan trọng nhất cho mạng 5G, theo Hiệp hội các nhà cung cấp điện thoại di động toàn cầu (GSA).
Thực tế tăng cường, thực tế ảo (AR/VR), video độ phân giải cực cao (UHD), nhà thông minh, thiết bị không người lái… là những ứng dụng 5G phù hợp với băng tần C.
“Việc tổ chức đấu giá thành công khối băng tần C3 sẽ nâng tổng lượng băng tần đã cấp lên 640 MHz, đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay.
Trước đó, MobiFone đã tiến hành thử nghiệm 5G tại nhiều địa bàn trên cả nước, bao gồm các thành phố lớn, các điểm du lịch hay các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp... Quá trình thử nghiệm đã cung cấp những cơ sở dữ liệu ban đầu để nhà mạng đánh giá và xây dựng các phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.
Hồi tháng 3/2024, Bộ TT&TT đã tổ chức đấu giá cả 3 khối băng tần được quy hoạch để triển khai 5G, gồm B1 (2.500-2.600 MHz), C2 (3.700-3.800 MHz) và C3 (3.800-3.900 MHz). Trong đó, quyền sử dụng băng tầng B1 (2.500 - 2.600 MHz) thuộc về Viettel và khối băng tần C2 (3.700 - 3.800 MHz) thuộc về VNPT.
Viettel và VinaPhone đều không có quyền tham gia cuộc đấu giá này. Vì theo quy định, tổ chức đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2.500-.2600 MHz (B1) hoặc khối băng tần 3.700-3.800 MHz (C2) không được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz (C3).
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.