Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mò ốc đá mưu sinh

Để kiếm 100.000 đồng/ngày, những người phụ nữ ở xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) phải vào rừng trèo đèo lội suối nhiều giờ trong nước lạnh lặn tìm con ốc đá về bán.

“Trông mau cho đến mùa pồi/Nhớ con ốc đực đang ngồi trên mâm”. Lần theo một câu hò của người dân huyện vùng cao Minh Hóa, Quảng Bình, rồi tìm hiểu về một món ăn của người dân nơi đây mới biết đó là... ốc đá. Mò ốc đá là nghề mưu sinh có từ hàng chục năm nay của đa số phụ nữ nơi đây.
Từ hàng chục năm nay, loài ốc này đã trở thành món đặc sản người dân dùng để tiếp đãi bạn bè, du khách. Và nghề lặn ốc đá của những phụ nữ xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cũng hình thành từ đó. Mùa lặn ốc thường bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến hết tháng 7. Đây là thời điểm nước ấm và cạn hơn. Từ tháng 2 đến hết tháng 3 thời tiết còn lạnh nên việc lặn ốc rất khó khăn.
Nghề lặn ốc vất vả và đòi hỏi phải kiên nhẫn ngâm mình hàng giờ dưới nước nhặt nhạnh từng con ốc, chỉ những phụ nữ có sức khỏe dẻo dai mới bám nghề được. Nắng gắt và ai cũng kiệt sức sau một ngày quần quật lặn lội dưới nước, nhưng một bao ốc lưng chừng cũng đủ để họ vui cả ngày, vì đó là thành quả thu được sau một ngày vất vả.
Thường họ phải dậy từ lúc sáng sớm, đùm cơm, bắt đầu chui qua hang sâu, trèo lên những đỉnh núi cao để đến những con suối có loài ốc đá sinh sống và gom về khi trời bắt đầu tối. Lặn dưới nước rất lạnh nên họ phải nhóm sẵn bếp lửa trên bờ để kịp sưởi ấm.
Những người có sức chịu lạnh tốt thường lặn vào ban đêm, khi đó ốc đi ăn thường lên những chỗ nước cạn hay bám vào tảng đá. Những người phụ nữ mò mẫm nhặt nhạnh từng con ốc dưới dòng thác tung bọt trắng xóa, thường những đoạn thác này loài ốc bám vào rất nhiều
Hầu hết tất cả các khe suối trong huyện đều có ốc đá, nhưng ốc nhiều nhất là ở sông Rào Nậy chảy qua các xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) và xã Cao Mại (ở huyện Tuyên Hóa). Gặp hôm trời mưa to, dòng nước đục hơn, bắt được ít ốc nhưng họ vẫn luôn tươi cười lạc quan.
Nghề này vất vả nhưng mỗi ngày họ gom được khoảng 20 lon ốc bán cho lái buôn trong vùng với giá 6.000 đồng/lon. Sau đó ốc được các lái buôn đưa về bán ở khắp các chợ trong huyện, các nhà hàng và thực khách đến đây. Ốc đá được bán ở chợ Quy Đạt, đây là chợ lớn nhất huyện Minh Hóa, ngoài ra ốc cũng được bán cho các nhà hàng và thực khách đến đây
Để đến nơi bắt ốc phải mất hơn 2 giờ đi bộ, lội qua nhiều con suối, chui qua nhiều hang động giữa rừng già hoang sơ.

Những người mót sắt ở khu đô thị mới Sài Gòn

Người mót sắt mưu sinh ở khu đô thị Thủ Thiêm (TP HCM) không đơn thuần chỉ là nhặt, gom mà còn phải sử dụng nhiều dụng cụ, máy móc. Công việc của họ cực nhọc không kém phu mỏ.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151018/mo-oc-muu-sinh/987025.html

Theo Ngọc Dương/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm