Ngày 22/3, miền Bắc bước vào ngày đầu tiên của đợt nắng nóng diện rộng. Những giờ tới, nhiệt độ tăng nhanh và có thể đạt ngưỡng 35-37 độ C vào đầu giờ chiều, độ ẩm giảm thấp xuống mức 35-50%.
Dù là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm nay tại khu vực, nền nhiệt tăng nhanh ở nhiều nơi và mở rộng khắp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Nơi nóng nhất miền Bắc trong hôm nay được dự báo là Sơn La và Hòa Bình khi có thể ghi nhận mức nhiệt trên 37 độ C.
Cơ quan khí tượng dự báo Hà Nội ghi nhận mức tăng nhiệt đáng kể trong những giờ tới và đạt ngưỡng cao nhất 35 độ C, cao hơn 3 độ C so với một ngày trước.
Thời điểm nóng nhất trong đợt này là ngày 23/3 khi nhiệt độ tại Hà Nội chạm ngưỡng 37 độ C. Thời gian nóng bức trong ngày có thể kéo dài từ 12h đến 16h.
Trang Accuweather dự báo trong đợt nắng nóng kéo dài hai ngày tới, nhiệt độ cảm nhận ở ngoài trời tại Hà Nội có thể lên đến 38-39 độ C. Người dân sẽ cảm thấy oi bức, khó chịu.
Dự báo thời tiết Hà Nội 7 ngày tới | ||||||||
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia | ||||||||
Nhãn | Ngày 22/3: Nắng nóng | Ngày 23/3: Nắng nóng | Ngày 24/3: Không mưa | Ngày 25/3: Mưa dông | Ngày 26/3: Mưa dông | Ngày 27/3: Mưa dông | Ngày 28/3: Mưa phùn | |
Nhiệt độ cao nhất | °C | 35 | 36 | 30 | 26 | 25 | 22 | 22 |
Nhiệt độ thấp nhất | 23 | 23 | 22 | 20 | 18 | 19 | 19 |
Đáng lưu ý, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Một số khu vực nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm thấp nhất 35-50%.
Trong khi đó, khu vực từ Bình Định đến Phú Yên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm thấp nhất 45-55%.
Cùng lúc, nắng nóng xuất hiện ở Đông Nam Bộ. Ngày 22-24/3, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố lân cận ghi nhận mức nhiệt cao nhất 36 độ C.
Chuyên gia dự báo nắng nóng diện rộng ở Đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình giảm dần từ ngày 24/3. Trong khi đó, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Đông Nam Bộ giảm nhiệt từ ngày 25/3.
Ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn, người dân đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.