Theo thông tin từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), đến ngày 10/6 công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW.
Do vừa qua một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục. Ngoài ra, trong vài ngày qua một số khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa nhỏ nên một số hồ thủy điện nhỏ có thêm nước để cải thiện phát điện.
Việc có thêm nguồn điện tổng công suất 1.000 MW từ ngày mai việc cung ứng điện cho các tỉnh miền Bắc sẽ được cải thiện, đồng thời giúp giảm tình trạng cắt điện.
Theo thông tin mới nhất từ Ban quản lý dự án Nhiệt điện dầu khí Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã và đang nỗ lực phát điện thương mại, xử lý các sự cố để đảm bảo sản xuất nhiều điện nhất cho đất nước, giảm thiểu lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc.
Nếu Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành tối đa công suất cả hai tổ máy S1 và S2 thì có thể sản xuất khoảng 6 triệu kWh điện thương phẩm/tháng. Hiện tại, tổ máy S1 đang vận hành công suất tối ưu do sự điều độ của A0 (khoảng 520-540 MW). Tổ máy S1 đang tạm ngừng vận hành để sửa chữa, dự kiến đến ngày 11/6 sẽ vận hành trở lại.
Từ ngày hòa lưới điện đến nay, cả hai tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 bị 6 sự cố chính liên quan đến nhánh khói, bơm nước ngưng, rung gối trục… Đội ngũ cán bộ bảo dưỡng sửa chữa của nhà máy đã khẩn trương khắc phục kịp thời, đảm bảo chất lượng điện sản xuất theo điều độ của A0.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết vẫn liên tục đôn đốc, tìm mọi giải pháp để tăng cường vận hành các nguồn nhiệt điện nhằm ứng phó với tình trạng các hồ thủy điện lớn thiếu hụt nước.
Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp cho biết ngày 9/6 trên cả nước, lưu lượng nước về hồ thủy điện tăng nhẹ so với ngày hôm qua nhưng vẫn thấp. Mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ thấp, một số hồ xấp xỉ hoặc dưới mực nước chết.
Lượng nước về hồ chủ yếu để điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, các nhà máy thủy điện vận hành phát điện bằng lưu lượng nước về, số nhà máy phải dừng chủ yếu tập trung khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ để đảm bảo an toàn cho tổ máy khi vận hành với lưu lượng và cột nước thấp dưới thiết kế, khó có thể đáp ứng được việc phát điện theo quy trình vận hành.
Hiện vẫn còn một số hồ ở mực nước chết như Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Thác Mơ, Trị An. Các thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo gồm: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An.
Theo dự báo, miền Bắc sắp đón một đợt mưa lớn, đợt mưa này sẽ làm giảm khô hạn và thiếu nước ở các hồ thủy điện.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
PVN nói về đề xuất dừng 2 nhà máy đạm để nhường khí phát điện
PVN cho rằng việc dừng hoặc giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm không giúp nhiều (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.
Việt Nam tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc
Trong bối cảnh Việt Nam phải nhập khẩu nguồn điện từ Lào, Trung Quốc vì thiếu điện thì trong nước, việc đàm phán mua điện gió, điện mặt trời vẫn gặp nhiều "bế tắc".
Bộ Công Thương thanh tra cung ứng điện của EVN từ ngày 10/6
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu đoàn thanh tra làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện, vận hành hệ thống điện, huy động các nguồn điện... của EVN.